6. Kết cấu của luận án
5.1. Triển vọng phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt
Vai tr của nữ sáng lập, tuổi của doanh nhân, loại hình pháp lý, vị trí địa lý và ngành tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Với các biến quan sát của luận án, kết quả nghiên cứu cũng có một số điểm thú vị. Mặc dù các hoạt động khuyến khích và hỗ trợ doanh nhân nữ khởi nghiệp được Việt Nam chú trọng, tuy nhiên khả năng huy động vốn đầu tư của phái nữ không đạt được như kỳ vọng. Kết quả mô hình ước lượng cho thấy, tỷ lệ nữ trong doanh nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư cho rằng nam giới có lợi thế về sức khoẻ hơn so với nữ vì công việc của một DNKNST rất vất vả, và nữ giới thì tỷ lệ có đủ sức khoẻ để thực hiện khối lượng công việc ngang sức với nam giới là rất ít, vì vậy kết quả định lượng có ý nghĩa.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu của luận án đều có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh hiện tại. Là thời điểm chính phủ đang ra sức thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái KNĐMST và xây dựng các khung pháp lý điều chỉnh loại hình doanh nghiệp mới này. Đây cũng được xem là trọng tâm phát triển của đất nước, hướng đến đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế. Chính vì vậy, có thể xem rằng kết quả của luận án có ý nghĩa đối với các DNKNST, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách. Tiếp đến luận án đã thực hiện các nghiên cứu định tính và định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Kết quả khám phá thu được từ nghiên cứu định tính lần 1 đã được đi kiểm chứng ở nghiên cứu định lượng và khẳng định lại ở nghiên cứu định tính lần 2, do đó kết quả nghiên cứu của luận án kỳ vọng có thể cung cấp các góc nhìn chi tiết ở cả lý thuyết và thực tiễn.
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT
NAM
5.1. Triển vọng phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam Việt Nam
Theo báo cáo lĩnh vực đầu tư của Nextrans (2021), tính đến hiện nay Việt Nam có khoảng 3800 DNKNST trong đó có 4 doanh nghiệp kỳ lân (giá trị trên 1 tỉ đô la Mỹ) đó là VNG, Vnlife, MoMo, Sky Mavis. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có giá trị trên 100 triệu đô la tại Việt Nam cũng tăng nhanh chóng, có tới 11 DNKNST đạt giá trị đó như Tiki, Topica, Edtech, … Về giá trị vốn đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp thu hút được trong năm 2021 chiếm phần lớn là doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Cụ thể, MoMo đã huy động thành công 200 triệu đô la từ các quỹ đầu tư như Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management, nâng tổng giá trị doanh nghiệp lên tới 2 tỉ đô la. Vnlife – công ty sở hữu dịch vụ thanh toán VNPay – cũng công bố huy động vốn thành công hơn 250 triệu đô la trong v ng gọi vốn Serie B vào tháng bảy. Sau công nghệ tài chính, thương mại điện tự là lĩnh vực thu hút vốn hấp dẫn thứ 2 với v ng huy động vốn Serie E vủa Tiki trị giá 258 triệu đô la.
Trong đó hạn chế về việc tiếp cận nhà đầu tư cũng như khả năng huy động vốn thấp cũng khiến cho các DNKNST gặp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện tại. Năm 2020 chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực kéo theo ảnh hưởng tới d ng vốn đầu tư vào DNKNST Việt Nam. Như đã trình bày ở các phần trước, tổng số vốn đầu tư vào DNKNST Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2020, tuy nhiên phục hồi mạnh mẽ và vượt qua năm 2019 ở năm 2021. Năm 2021, vốn đầu tư đổ vào các DNKNST Việt Nam tăng mạnh đạt hơn 1,3 tỷ đô la hơn gấp đôi so với năm 2020, trong đó các ngành tăng trưởng nóng là công nghệ tài chính, tr chơi, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và thương mại điện tử.
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được xem là nhóm doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của thị trường bởi mô hình kinh doanh linh hoạt và có yếu tố công nghệ. Tuy nhiên ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế cũng kéo theo sự sụt giảm doanh thu của một số nhóm ngành. Theo khảo sát của BambuUp (2021), nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn đó là xây dựng và chăm sóc sức khoẻ trung bình giảm 13.3% doanh thu). Mặt khác, nhóm doanh nghiệp đạt được tăng trưởng tốt trong đại dịch đó là công nghệ bán hàng, marketing (tăng 18,18%). Những con số này cho thấy đại dịch Covid-19 mang lại đồng thời cơ hội và thách thức đối với DNKNST thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau. Bên cạnh đó, khảo sát về những khó khăn mà
doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện hoạt động kinh doanh đổi mới sáng tạo, ngoài trở ngại lớn nhất về khách hàng và bán hàng (64,4%) là trở ngại về tiếp cận nhà đầu tư và nguồn tài chính (hình 6.1) đặc biệt với nhóm doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn chế.
Hình 5.1 Khó khăn của DNKNST Việt Nam
(Nguồn: BamBuUp, 2021)
Triển vọng thị trường vốn đầu tư cho DNKNST Việt Nam
Thị trường đầu tư khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao và thu hút được nhiều sự chú ý của các quỹ đầu tư. Cụ thể có 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư trong nước. Một điểm đáng chú ý đó là bước sang nửa cuối năm 2021, khi mà quy trình làm việc trực tuyến trở nên quen thuộc thì rất nhiều thương vụ huy động vốn thành công liên tiếp được các DNKNST công bố. Phần lớn các v ng trước hạt giống, hạt giống, trước Serie A và Serie A với số tiền đầu tư giao động từ 500.000 đô la đến 3 triệu đô la.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp bắt kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia và Singapore. Với dân số trí thức trẻ, độ phủ Internet và người dùng điện thoại thông minh cao cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và quỹ đầu tư. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng các nhà sáng lập tại Việt Nam đã sử dụng mọi nguồn lực để tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Có thể thấy rằng, với áp
% 64.40 48.30% 41.40% % 30 33. 31% % 5.30 2 20.70%
Tiếp cận khách hàng và tạo ra doanh thu Tiếp cận nhà đầu tư và gọi vốn Phát triển và đổi mới sản phẩm - giới thiệu sản phẩm
mới ra thị trường
Tối đa hoá lợi nhuận Thu hút và giữ chân nhân tài Cải tiến quy trình và hoạt động nội bộ Cân bằng tác động xã hội với việc tạo ra lợi nhuận
lực đó một mặt khiến DN gặp khó khăn, mặt khác tạo động lực cho sự đổi mới sáng tạo. Bằng chứng cho thấy nhiều mô hình kinh doanh đột phá được giới thiệu.
Bên cạnh đó, sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội bứt phá. Việt Nam được coi là “ngôi sao đang lên” của khu vực Đông Nam Á và sẽ trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba Đông Nam Á vào năm tới với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư. Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng cam kết rót vốn vào giai đoạn đầu cho các DNKNST tại Việt Nam. Đây được xem là bức tranh triển vọng tốt cho trị trường vốn đầu tư cho khởi nghiệp và các DNKNST đang đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển doanh nghiệp của mình.
Pháp luật và chính sách điều chỉnh hoạt động đầu tư khởi nghiệp
Chính phủ và nhà nước kể từ năm 2016 đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp. Bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng, coi nhiệm vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp là nghiệp vụ trọng tâm, một Chính phủ được thiết kế theo Chính phủ kiến tạo. Từ đó, một loạt thông điệp và Nghị quyết của chính phủ được đưa ra, điển hình là Nghị quyết số 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc qua và Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp. Trong đó phát triển lộ trình và chương trình hành động cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu nước ta có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả năm 2020. Năm 2018, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời lần đầu giới thiệu các khái niệm mới như doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư mạo hiểm. Nghị định 38/2018/NĐ-CP về đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nghị định đã đề xuất khung pháp lý cho các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại Việt Nam.
Cụ thể Chương 2 bao gồm từ điều 5 đến điều 19 quy định cụ thể các hoạt động liên quan đến quỹ đầu tư. Theo đó một số nội dung mới được quy định tạo môi trường đầu tư khuyến khích cho các quỹ. Thứ nhất, quy định cụ thể về hình thức góp vốn vào quỹ, cho phép tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, không giới hạn phạm vi áp dụng. Điều này mở ra cơ hội lớn và khuyến khích các quỹ đầu tư ngoại tham gia vào thị trường Việt Nam. Thứ hai, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo mô hình phù hợp, tiệm cận với các hình thức trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động linh hoạt của hình thức quỹ này. Thứ ba, các nhà đầu tư được phép thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ, giúp cho các quỹ nước ngoài có thể tham gia nhanh chóng vào thị trường Việt Nam. Thứ tư, quy định hoạt động của quỹ cũng giới hạn một số hoạt động của quỹ bao gồm gửi ngân hàng và đầu tư không quá 50% giá trị của DNKNST góp phần đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch và an toàn cho cả DNKNST và nhà đầu tư. Theo đó có thể thấy rằng Chính phủ cũng rất nỗ lực tạo