Lý thuyết huy động nguồn lực (Resource mobilization theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 53 - 54)

6. Kết cấu của luận án

2.3.1 Lý thuyết huy động nguồn lực (Resource mobilization theory)

Lý thuyết huy động nguồn lực phát triển và thu hút được số lượng lớn nhà khoa học tham gia từ những năm 1970, xu hướng nghiên cứu mới tập trung tìm hiểu sự ảnh hưởng của vận động xã hội vào những năm 1960 (Jekins, 1983). Cụ thể nghiên cứu về huy động nguồn lực tập trung tìm hiểu cách thức thu hút các nguồn lực bên ngoài để theo đuổi các mục tiêu của tổ chức và cá nhân. Theo đó, huy động nguồn lực là quá trình thu hút nguồn lực từ các nguồn tài nguyên khác nhau về cho tổ chức. Với nhánh nghiên cứu về huy động nguồn lực đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu rút ra rằng các nguồn lực không chỉ giới hạn ở nguồn lực tài chính mà c n là các nguồn lực khác, đồng thời có sự ảnh hưởng và tương tác giữa các nguồn lực được xem là vận động xã hội.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường bắt đầu với số vốn nhỏ và thường phải đối mặt với các thách thức từ môi trường kinh doanh cũng như hạn chế về nguồn lực. Việc theo đuổi hành trình khởi nghiệp yêu cầu rất nhiều hoạt động thử nghiệm mô hình kinh doanh, đ i hỏi nhiều nguồn lực do đó doanh nhân thường gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Lý thuyết huy động nguồn lực chỉ ra rằng quà trình huy động nguồn lực bao gồm việc xác định các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp, tiếp theo là tập hợp nguồn lực và cuối cùng là sử dụng nguồn lực thu thập được.

Luận án tiếp cận lý thuyết này không áp dụng quy trình huy động nguồn lực mà là chú trọng vào cơ sở để phân chia các nguồn lực chính của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nghiên cứu của Clough và cộng sự (2018) đã tổng hợp dựa trên các nghiên cứu về nguồn lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp chia làm các nhóm nguồn lực chính: (i) vốn tài chính; (ii) vốn nhân lực; (i) vốn xã hội và (iv) vốn khác. Các hình thức vốn trên của doanh nghiệp đã được các nhà nghiên cứu thừa nhận vai tr quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp từ khía cạnh kinh tế học (Becker, 1993; Glaeser và cộng sự, 2002).

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng có mối quan hệ đa chiều giữa các hình thức vốn này, đặc biệt là nghiên cứu với đối tượng là doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu (Davidsson & Honig, 2003; Evans & Leighton, 1989). DNKNST bắt đầu với một nhóm các nhà sáng lập với năng lực kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng sẵn có (vốn nhân lực), các kết nối xã hội sẵn có (vốn xã hội) và một số tiền để đầu tư vào doanh nghiệp (vốn tài chính). Sau đó phát triển cùng với thời gian hoạt động của DN, các nguồn lực này dần thu hút thêm từ các nguồn bên ngoài trở nên lớn mạnh hơn (Davidssson và Honig, 2003). Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn nhân lực khiến thu hút vốn xã hội, những doanh nhân có học vấn và kinh nghiệm tốt hơn có xu hướng thiết lập một mạng lưới xã hội tốt hơn (Hallen, 2008). Tiếp theo, vốn xã hội có khả năng thu hút vốn tài chính từ các nhà đầu tư, cụ thể các mối quan hệ xã hội giúp làm tăng niềm tin đối với thông tin từ phía doanh nghiệp, giảm sự không chắc chắn về mô hình kinh doanh (Hallen, 2008; Hsu, 2007).

Tóm lại, lý thuyết huy động nguồn lực giúp đặt nền móng quan trọng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án. Các lập luận sau này cũng sẽ dựa trên các nhánh nguồn lực chính của doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là: (i) vốn tài chính, (ii) vốn nhân lực, (iii) vốn xã hội và (iv) vốn khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w