Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 137 - 141)

6. Kết cấu của luận án

4.5 Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Kết quả thu được đã cho thấy cả nhà đầu tư và doanh nghiệp nhìn chung đều cho rằng các yếu tố ở trên có bao quát được bức tranh huy động vốn ở Việt Nam. Liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu kết quả thu được như sau.

- Vai tr của học vấn tới hoạt động huy động vốn

Về ảnh hưởng của giáo dục tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp. Doanh nghiệp A được thành lập vào năm 2015 bởi người sáng lập là cử nhân ngành Khoa học Máy tính tại Anh và thạc sĩ ngành Máy học tại trường đại học ở Mỹ. Doanh nghiệp đã huy động vốn thành công ở giai đoạn A và được đánh giá là doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt với nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước. Giáo dục của nhà sáng lập có chuyên môn liên quan đến năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Người sáng lập doanh nghiệp là người có chuyên môn sâu trong mảng toán, tin và khoa học công nghệ máy tính. Thông qua làm việc với nhà sáng lập, luận án nhận thấy rằng doanh nghiệp đánh giá rất cao vai tr của giáo dục tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khả năng cũng như hiệu quả huy động vốn bên ngoài. Dưới góc tiếp cận của nhà đầu tư với câu hỏi nghiên cứu này, cho rằng “năng lực của nhà sáng lập là một trong ba yếu tố cần cân nhắc trong quá trình sàng lọc Start-up và giáo dục là yếu tố quan trọng”. Tuy nhiên giáo dục được chia làm nhiều khía cạnh và đánh giá về giáo dục thường dựa trên những kết quả nổi bật, nếu không thì lại không

có ảnh hưởng rõ ràng tới quyết định của nhà đầu tư. Do đó theo cách phân loại của luận án các nhóm biến chưa làm nổi bật lên được các đặc điểm nổi trội thể thu hút nhà đầu tư.

- Vai tr của kinh nghiệm tới hoạt động huy động vốn

Về ảnh hưởng của kinh nghiệm tới hoạt động huy động vốn, luận án chia làm ba nhóm kinh nghiệm đó là kinh nghiệm làm việc chung, kinh nghiệm trong ngành và kinh nghiệm khởi nghiệp. Các câu hỏi liên quan cụ thể đến từng nhóm kinh nghiệm này được đưa vào cuộc thảo luận với nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó doanh nghiệp khởi nghiệp cho rằng nhìn chung kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng tuy nhiên với việc duy trì và phát triển một doanh nghiệp thì nhà đầu tư có quan điểm:

“…điều cần thiết với doanh nghiệp khởi nghiệp đó là doanh nghiệp phải tồn tại, do đó doanh nhân có kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó sẽ được đánh giá cao hơn bởi khả năng đưa doanh nghiệp phát triển xa hơn, và đó là điều mà các nhà đầu tư cần….” Bên cạnh đó kinh nghiệm khởi nghiệp cũng là dấu hiệu của doanh nhân chuỗi (serial entrepreneur), thường chỉ những doanh nhân có đam mê kinh doanh và là sáng lập của nhiều doanh nghiệp. Theo đó các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các nhà sáng lập có kinh nghiệm khởi nghiệp hơn các doanh nhân khác. C n về kinh nghiệm làm việc trong ngành cũng cho là tiêu chí có thể xét đến, với những người này được cho rằng có kinh nghiệm làm sản phẩm tốt, tuy nhiên nó chưa đủ mạnh để là một yếu tố khiến cho nhà đầu tư ra quyết định đầu tư hay không. Tương tự kinh nghiệm làm việc chung cũng không phải là một dấu hiệu tốt cho nhà đầu tư, và họ thường không quan tâm nhiều tới việc doanh nhân đã từng đi làm trước đó hay chưa. - Vai tr của vốn xã hội tới hoạt động huy động vốn

Bàn về vốn xã hội của doanh nghiệp khởi nghiệp, với cách tiếp cận của luận án xem rằng vốn xã hội của doanh nhân cũng thuộc về vốn xã hội của doanh nghiệp. Do đó, du học và nhóm sáng lập được đưa vào với vốn xã hội, kết quả của phỏng vấn nhà đầu tư cho thấy du học được cho là doanh nhân có kỹ năng sống trong môi trường mới, và hiện đại được tiếp cận với các khái niệm cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của nhà đầu tư mạo hiểm. Do đó đây được xem là một yếu tố nổi bật trong các tiêu chí đánh giá để ra quyết định. Ngoài ra, doanh nhân di du học sẽ có vốn Tiếng Anh tốt

hơn, sử dụng thành thạo tiếng Anh để giao tiếp và đàm phán với quỹ đầu tư (chủ yếu là quỹ ngoại). Phỏng vấn với doanh nghiệp khởi nghiệp cho rằng:

“…thời gian du học đã giúp tôi trau dồi kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, do đó sau này về nước khởi nghiệp, điều này đã giúp tôi học nhanh hơn phù hợp với sự biến động của thị trường. Ngoài ra tôi dễ dàng tiếp cận với các tài liệu tiếng anh vì kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo là vẫn mới, và kể cả các kiến thức chuyên môn…”

Theo đó, việc doanh nhân có thời gian du học giúp cho doanh nhân có các kỹ năng tốt và hữu ích cho việc điều hành loại hình doanh nghiệp mới này. Về biến nhóm sáng lập hay là đơn lẻ “solo” có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Theo nhà đầu tư: “con số đẹp nhất của một nhóm sáng lập là từ 2-3 người và trong đó phải có một người đặc biệt dẫn dắt toàn nhóm”. Điều này cho thấy DNKNST yêu cầu rất lớn về tính mới của sản phẩm dịch vụ hay mô hình kinh doanh và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, vì vậy sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kinh doanh trong nhóm sáng lập là rất quan trọng.

Về mạng lưới xã hội của nhà sáng lập, luận án sử dụng biến đầu tư trực tiếp nước ngoài đại diện cho mạng lưới của doanh nghiệp với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phỏng vấn với nhà đầu tư cho rằng sự góp mặt của các nhà đầu tư từ sớm là dấu hiệu chắc chắn nhất cho các nhà đầu tư sau này bởi chi phí rủi ro lúc này đã được hạ thấp. Phỏng vấn doanh nghiệp về danh tiếng của doanh nghiệp, kết quả thu được rằng danh tiếng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng tới khả năng huy động được vốn của doanh nghiệp. Và dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì danh tiếng của doanh nghiệp thường xuất hiện sau khi doanh nghiệp đã huy động được vốn. Vì vậy, với danh tiếng của doanh nghiệp kết quả nghiên cứu tình huống không chấp nhận giả thuyết này. Nhìn chung, vốn xã hội dưới khía cạnh của nhà đầu tư và DNKNST đã từng huy động vốn thành công đánh giá cao năng lực xã hội và mạng lưới xã hội tới hoạt động huy động vốn. - Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp

Nghiên cứu tình huống đã đặt các câu hỏi thảo luận nhằm thu thập các quan điểm của nhà đầu tư và DNKNST về vai tr của đặc điểm của doanh nghiệp tới hoạt động huy động vốn. Phỏng vấn nhà đầu tư, cho rằng:

“…ba yếu tố quan trọng khi xem xét một doanh nghiệp đó là thị trường, sản phẩm và nhóm sáng lập…”

Trong đó “sản phẩm” hay hói cách khác là sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến là một trong ba yếu tố quan trọng nhất khi sàng lọc doanh nghiệp đưa vào danh mục đầu tư. Như giải thích ở phần trước, do nguyên nhân hạn chế về dữ liệu, cũng như vấn đề thông tin bất cân xứng giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư, chỉ nhà sáng lập mới nắm rõ nhất thông tin về sản phẩm nên rất khó để đo lường tính mới của giải pháp. Luận án sử dụng biến đại diện là việc doanh nghiệp tham dự các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo hay không, do đó phỏng vấn nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhằm khẳng định lại các kết quả trước đó. Về phía doanh nghiệp A, là doanh nghiệp có nhiều giải thưởng lớn ở các cuộc thi khởi nghiệp trên thế giới và Việt Nam, tuy nhiên quan điểm của doanh nghiệp như sau:

“…tham dự các cuộc thi khởi nghiệp không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực…”

“…doanh nghiệp giành nhiều thời gian đi thi không có thời gian tập trung phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh của mình…”

Theo doanh nghiệp, việc các doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự các cuộc thi không có ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nhân cho rằng trong bối cảnh Việt Nam, có rất nhiều cuộc thi và cơ hội, DNKNST cần lựa chọn cuộc thi chất lượng nhằm truyền thông cho doanh nghiệp. Điều này có thể thu hút sự tham gia của các khách hàng và thị trường từ đó ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Về phía nhà đầu tư, kết quả thu được sau khi được hỏi về vai tr tham dự các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo như sau:

“…doanh nghiệp tham dự các cuộc thi và có giải thưởng cũng là điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác, tuy nhiên điều này có tính hai chiều và start-up thì cần chú tâm vào phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh hơn là đi thi…”

Nhà đầu tư cũng nhìn nhận việc đi thi các cuộc thi khởi nghiệp là không có ảnh hưởng lớn việc thu hút sự chú ý của họ, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt giữa doanh nghiệp tham dự cuộc thi và doanh nghiệp không tham dự cuộc thi. Các doanh nghiệp tham dự cuộc thi được xem là có nỗ lực giới thiệu giải pháp của mình ra công chúng cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp. Liên quan đến tuổi của doanh nghiệp, bởi vì đặc thù của DNKNST là trẻ, mới và nhanh nên cả nhà đầu tư và doanh nghiệp đều thống

nhất với quan điểm cho rằng doanh nghiệp càng lớn tuổi thì càng ít có khả năng huy động vốn thành công.

Tóm lại, với kết quả phỏng vấn chuyên gia đối với doanh nghiệp A, nhà đầu tư B và chuyên gia hỗ trợ chính sách C đã cho thấy có những nét tương đồng giữa kết quả nghiên cứu định lượng ở phần trước. Cụ thể rằng kinh nghiệp khởi nghiệp và du học ở nước ngoài đều là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn c n tồn tại một số điểm chưa tương đồng giữa hai phân tích này, điều này sẽ được thảo luận cụ thể ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w