Vốn nhân lực và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 76 - 79)

6. Kết cấu của luận án

3.3.1 Vốn nhân lực và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp

Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa người sáng lập và nhà đầu tư, do đó, vốn nhân lực đóng vai tr là tín hiệu có giá trị ảnh hưởng đến quyết định và quy mô tài trợ vốn của các nhà cung cấp vốn bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, việc thành lập công ty mới có liên quan mật thiết với kinh nghiệm công nghệ của người sáng lập. Kiến thức và kinh nghiệm của người sáng lập có ảnh hưởng nhất định đến loại hình, phương thức gia nhập thị trường của các công ty công nghệ mới nổi này (Gruber và cộng sự, 2012). Một số nhà nghiên cứu cho rằng người sáng lập có vốn nhân lực cao hơn thì có vốn tài chính lớn hơn (Åstebro và Bern-hardt, 2005; Colombo và Grilli, 2005). Những người sáng lập như vậy có thể dễ dàng thu hút đầu tư từ bên ngoài (Gimmon và Leview, 2010) và được kỳ vọng có khả năng tăng trưởng cao hơn các doanh nghiệp khởi nghiệp khác theo lý thuyết vốn nhân lực (Mincer, 1958; Becker, 1964; Hambrick và Mason, 1984). Các nhà đầu tư thường kỳ vọng vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư, do đó họ quan tâm tới vốn nhân lực của nhà sáng lập như một tín hiệu tín cậy (Hsu, 2007; Ko và McKelvie, 2018). Hơn nữa những người có vốn nhân lực cao hơn có thể có khả năng xây dựng mạng lưới kinh doanh tốt hơn, do đó khả năng mở rộng hoạt động huy động vốn sẽ cao hơn (Huang và cộng sự, 2012).

Cho đến nay, các học giả đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa vốn nhân lực chung và vốn nhân lực chuyên ngành (Colombo và cộng sự, 2004; Colombo và Grilli, 2005). Cụ thể, vốn nhân lực chung bao gồm trình độ học vấn và kinh nghiệm chung, c n vốn nhân lực chuyên ngành bao gồm kinh nghiệm theo ngành cụ thể (Baptista và cộng sự, 2014; Stucki, 2016). Nghiên cứu của Colombo và cộng sự (2014) cho rằng vốn nhân

lực chung là những gì nhà sáng lập có được thông qua giáo dục phổ thông và kinh nghiệm làm việc chung. Mặt khác, vốn nhân lực chuyên ngành bao gồm khả năng cụ thể mà các cá nhân có thể áp dụng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp. Colombo và cộng sự (2004) đã sử dụng mẫu các công ty công nghệ Ý và nhận thấy rằng vốn nhân lực cụ thể gắn với kiến thức chuyên môn của ngành, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh có tác động tích cực đến quy mô doanh nghiệp ban đầu so với vốn nhân lực chung. Theo đó trong luận án này, vốn nhân lực của người sáng lập được tiếp cận dưới hai khía cạnh là vốn nhân lực chung và vốn nhân lực chuyên ngành. Luận án xem xét các vai tr khác nhau tuỳ theo các loại vốn nhân lực, luận án đề xuất một số giả thuyết về tác động từ vốn nhân lực của người sáng lập tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.

Về trình độ học vấn của nhóm sáng lập. Có nhiều học giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người sáng lập và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Cooper và cộng sự, 1994; Wiersema và Bantel, 1992). Có thể thấy rằng, trình độ học vấn của người sáng lập không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh mà c n là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư. Những người có trình độ học vấn cao được cho rằng sẽ không tham gia/ thực hiện các dự án có lợi nhuận thấp hơn so với khoản thu nhập từ tiền lương mà họ có thể có được nếu tham gia vào thị trường lao động (Gimeno và cộng sự, 1997). Các cá nhân có trình độ học vấn cao thường có việc làm thay thế tốt hơn với mức thu nhập tốt, do đó học vấn của người sáng lập càng cao thì doanh nghiệp mà họ thành lập sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp (Amit và cộng sự, 1995; Hsu, 2017; Cassar, 2014). Nghiên cứu của Hatch và Dyer (2004) cho rằng giáo dục phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Trong đó, giáo dục phổ thông có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các dự án khởi nghiệp (Cooper và Gimeno-Gascon, 1992). Nghiên cứu về vai tr của vốn nhân lực học vấn trong khởi nghiệp được thực hiện dưới nhiều chủ thể, với các nhóm tổng quát học vấn về kinh doanh có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành các doanh nghiệp mới nhưng không có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đó (Davidsson và Honig, 2003). Mặt khác nghiên cứu trong cụ thể các ngành công nghệ (Oakey, 2012), đã chỉ ra vốn con người dưới dạng kiến thức kinh doanh và kỹ thuật có tác động tích cực tới

hiệu quả của hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Do đó, gỉa thuyết của luận án được đưa ra như sau:

H1a. Trình độ học vấn của nhóm sáng lập có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn của DNKNST

Về kinh nghiệm của nhóm sáng lập. Khó khăn lớn nhất của DNKNST ở thời điểm ban đầu đó là quá trình thương mại hoá sản phẩm, dịch vụ và mô kinh doanh. Doanh nghiệp thường phải đối phó với sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh, sự tồn tại của doanh nghiệp (Becker-Blease và Sohl, 2015). Theo đó kinh nghiệm trước đây của nhà sáng lập sẽ đóng vai tr quan trọng và là tín hiệu về khả năng thương mại hoá của sản phẩm dịch vụ mới. Đặc biệt, kinh nghiệm trước khi gia nhập thị trường kinh doanh của nhóm sáng lập đóng vai tr báo hiệu tốt cho các nhà đầu tư (Nofsinger và Wang, 2011; Ko và McKelvie, 2018). Kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp của doanh nhân không chỉ có tác động tích cực tới việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới mà c n góp phần vào việc sàng lọc các dự án đề tìm kiếm nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài. Các tín hiệu liên quan đến kinh nghiệm trong ngành của nhóm sáng lập giúp doanh nghiệp củng cố hiểu biết về cơ hội kinh doanh, cụ thể: (i) hiểu hơn về khách hàng và các yếu tố trở nên thành công trong ngành, (ii) hiểu biết về cơ hội trong ngành, (iii) dày dạn hơn trong quan hệ xã hội với các bên liên quan trong ngành. Những kinh nghiệm này giúp doanh nghiệp có thêm thông tin về nhu cầu và vấn đề của khách hàng, từ đó các giải pháp được thiết kế gần gũi hơn với khách hàng (Kotha và George, 2012). Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong ngành giúp doanh nghiệp hiểu được những lợi thế và bất lợi của các sản phẩm và dịch vụ cung cấp khác nhau trong ngành, cũng như nắm được các quy trình kinh doanh chính và yếu tố thành công cốt lõi trong lĩnh vực của họ. Chính vì thế, kinh nghiệm trước đây của người sáng lập có thể báo hiệu về khả năng giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh trong ngành (Cassar, 2014). Kinh nghiệm chuyên ngành cũng mang lại cơ hội đổi mới nhiều hơn, vì nhà sáng lập hiểu rõ những đổi mới trong ngành, và những kiến thức chuyên sâu chỉ có người trong ngành mới biết (Cooper và cộng sự, 1994; Klepper, 2001). Theo đó, những nhà sáng lập có kinh nghiệm trong ngành có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp tránh được những rủi ro tới tính khả thi của sản phẩm dịch vụ, học được cách đối phó với sự biến động của thị trường (Hellmamn và Puri, 2002; Boeker và Wiltbank, 2005). Nhà đầu tư kỳ vọng rằng với các doanh nhân có kinh nghiệm trong ngành họ có thể sẽ giảm

thiểu sự không chắc chắn về tính thương mại hoá, cũng như tín hiệu về mối quan hệ xã hội với ngành. Ví dụ, kinh nghiệm trong ngành trước đây có thể gắn với mối quan hệ với nhà cung ứng, khách hàng hoặc các bên liên quan khác. Những kết nối này có thể báo hiệu khả năng cộng tác dễ dàng của nhà sáng lập với những người khác và được xem là lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác (Aldrich, 1990). Chính vì thế, giả thuyết được đưa ra liên quan đến kinh nghiệm trong ngành của nhà sáng lập như sau:

H1b. Kinh nghiệm về ngành kinh doanh của nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của DNKNST

Kinh nghiệm khởi nghiệp trước đây của nhà sáng lập cũng được xem là một tín hiệu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp. Doanh nhân có kinh nghiệm khởi nghiệp dù thất bại hay thành công đều mang lại tín hiệu tích cực trong việc đánh giá của nhà đầu tư. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đánh giá cao các doanh nhân đã vượt qua thất bại và tạo nên thành công (Sitkin, 1992). Tuy nhiên việc thất bại lặp đi lặp lại sẽ mang lại tín hiệu xấu trong việc thu hút quan tâm của nhà đầu tư. Mặt khác các doanh nhân có kinh nghiệm khởi nghiệp thành công trước đó thường được biết đến là các doanh nhân khởi nghiệp hàng loạt – “serial entrepreneur”, có được tín nhiệm cao từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Những doanh nhân này có kiến thức về khởi nghiệp thông qua trải nghiệm thực tế, đây là kiến thức mà không có trường lớp nào có thể đào tạo tốt hơn thay vì chính mình trải nghiệm (Ardichvili và cộng sự, 2003; Delmar và Shane, 2006). Khả năng phán đoán tình huống và các cơ hội cũng được trau dồi thông qua việc thực hành kinh doanh (Colombo và Grilli, 2005; Talaia, 2016; Fisher và cộng sự, 2017). Ngoài ra kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó c n giúp doanh nhân có kiến thức về công tác quản lý tổ chức, không chỉ quản lý các vấn đề liên quan đến kinh doanh bên ngoài tổ chức mà c n kinh nghiệm quản trị bên trong doanh nghiệp (Shepherd và cộng sự, 2000; Chandler và cộng sự, 2005). Theo đó, luận án có giả thuyết như sau: H1c. Kinh nghiệm khởi nghiệp của nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w