7. Cấu trúc của đề tài
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau, biện pháp này tạo điều kiện cho biện pháp kia và ngược lại nhằm hướng đến đảm bảo tính hiệu quả của quá trình thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS thành phố Pleiku hiện nay.
Nếu như biện pháp tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội ở địa phương, cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh các trường THCS về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD được xem là cơ sở, nền tảng để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác, thì biện pháp xây dựng kế hoạch công tác XHHGD sát với thực tế địa phương và tình hình thực tế nhà trường là yêu cầu quan trọng để thúc đẩy quá trình thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả. Tăng cường giám sát, chỉ đạo cùng với kiểm tra, đánh giá cùng với sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền phối hợp của mặt trận và các hội đoàn thể sẽ giúp cho công tác XHHGD đi đúng hướng, tạo niềm tin trong mọi tầng lớp nhân dân. Sự sắp xếp các biện pháp không phải theo trình tự nhất định trước sau, tất cả đều tập trung để giải quyết tốt các nhiệm vụ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo sự thống nhất cao trong xã hội; Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường; các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp... tạo điều kiện để xã hội có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều hơn, hiệu quả cao hơn cho giáo dục THCS trên địa bàn, đồng thời giám sát quá trình thực hiện công tác XHHGD; Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. chỉ đạo của chính quyền, sự quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS.
Mỗi biện pháp trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, sự thống nhất trong việc triển khai các hoạt động XHHGD. Nếu các biện pháp được triển khai đồng bộ và hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các trường THCS quản lý tốt công tác XHHGD, phát triển sự nghiệp GD các đơn vị ở địa bàn nghiên cứu.