Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Pleiku tỉnh GiaLai

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 40 - 42)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Pleiku tỉnh GiaLai

Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Gia Lai (Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam, tỉnh miền núi phía Bắc Tây Nguyên), có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Thành phố Pleiku nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương và gần cửa khẩu Lệ Thanh, cửa khẩu Bờ

Y tiếp giáp Lào và Campuchia; nằm trên cung Đường Hồ Chí Minh. Thành phố Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên (sau Đà Lạt và Buôn Ma Thuột)

Pleiku trước đây có các làng đồng bào dân tộc Jrai sinh sống (làng gốc là làng Pleiku). Để chuẩn bị cho việc xâm chiếm Tây Nguyên, năm 1838 Pháp cử giám mục Taberd lên xâm nhập Tây Nguyên, vẽ bản đồ địa hình, thổ nhưỡng và dân cư; cùng với đó là cử các đoàn thám sát dân sự kết hợp với các giáo sĩ Hội Thừa sai Pari để nghiên cứu chuẩn bị cho việc bình định, chiếm đóng, khai thác vùng này.

Từ cách mạng tháng Tám đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân thành phố Pleiku đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước. Đời sống nhân dân đã có bước cải thiện rõ rệt tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo.

Thành phố Pleiku có tiềm năng, lợi thế to lớn về đất đai, khoáng sản, tài nguyên và hệ động – thực vật đa dạng, phong phú để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Bên cạnh đó, Pleiku là cái nôi của nền văn hóa di chỉ khảo cổ đầu tiên ở tây nguyên được khai quật, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, cùng với các loại hình văn hóa truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc bản địa. Đặc biệt Pleiku còn được biết đến với các dấu tích của miệng núi lửa âm (Biển Hồ) và miệng núi lửa dương (núi Hàm Rồng) đã tắt từ hàng triệu năm. Đây là những tiềm năng để Thành phố Pleiku phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp và phát triển du lịch.

Thành phố Pleiku hiện nay có diện tích tự nhiên là 26.076,86 ha, dân số khoảng 342.768 người, mật độ xấp xỉ 918 người/km2

, với 28 dân tộc anh em (chiếm tỉ lệ 12,8%) chủ yếu là người Jrai. Thành phố có 22 xã, phường; 175 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 37 làng đồng bào dân tộc thiểu số (năm 2018 có 23 xã phường, 254 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 42 làng đồng bào dân tộc thiểu số). Cộng đồng cư dân từ nhiều miền hội tụ về đây đã tạo nên Pleiku một cộng đồng đa dân tộc; đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua mọi gian nan, thử thách cùng nhau đoàn kết bảo vệ quê hương và xây dựng thành phố Pleiku văn minh, giàu đẹp.

Về hình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian qua có bước chuyển biến rõ nét. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10,14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: công nghiệp, xây dựng chiếm 43,16%; thương mại, dịch vụ chiếm 52,92%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,92%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 83,2 triệu đồng. Là trung tâm kinh tế của tỉnh, TP. Pleiku là nơi tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp lớn và cũng là địa điểm được chọn để tổ chức các sự kiện kinh tế-văn hóa trọng đại… Hoạt động giao thương, buôn bán diễn ra khá nhộn nhịp. Trong năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố ước đạt 35.185,6 tỷ đồng, đạt 101,94% kế hoạch, tăng 15,84% so

với cùng kỳ. Đến nay có 9/9 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới vào năm 2018.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 40 - 42)