7. Cấu trúc của đề tài
3.1.5. Bảo đảm tính hệ thống, kế thừa
Luật Giáo dục (2005) đã xác định rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
Nội dung của cơ chế thể hiện ở chỗ: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển giáo dục; Giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng luôn giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp với các lực lượng xã hội, với gia đình thực hiện phát triển giáo dục về các mặt: qui mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Sự kết hợp ba yếu tố: “Nhà nước - Xã hội - Giáo dục” trong mọi hoạt động của sự nghiệp giáo dục đã được thể chế hóa ở Luật Giáo dục, trở thành một quy định pháp lý mang tính động lực, chỉ đạo hành động “liên kết đồng bộ” ba yếu tố đó, tạo nên tác động tổng hợp cho sự phát triển giáo dục và cho việc giải quyết các mâu thuẫn của giáo dục.
Việc đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp XHH GDTHCS phải đảm bảo
nguyên tắc có tính hệ thống nêu trên đồng thời phải kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong XHH GDTHCS trên địa bàn thành phố Pleiku, dựa vào hiện trạng để điều chỉnh việc phát triển sao cho phù hợp với các chiến lược, quy hoạch của tỉnh và kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH ở địa phương.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai