Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục và Xã hội hóa giáo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 32)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục và Xã hội hóa giáo

1.5.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục và Xã hội hóa giáo dục giáo dục

Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 146/SL ngày 10/8/1946, trong đó khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt theo phương châm: Người biết dạy cho người chưa biết... ai cũng phải được học”. Người xác định ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà là “Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ ”.

Tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất và xác định “Tính chất của nền giáo dục mới của ta là một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được xây dựng trên nguyên tắc dân tộc, khoa học hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ”.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, xã hội hóa được Đảng ta xác định là cơ sở để hoạch định hệ thống chính sách xã hội: “Các vấn đề chính sách xã hội điều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội” [18]. Trên tinh thần ấy, văn kiện Đại hội VIII về GD&ĐT đã nêu: Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XHH sự nghiệp GD&ĐT, trước hết là vấn đề đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỷ lệ thích đáng cho sự phát triển GD&ĐT, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước, đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho GD&ĐT.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, đồng thời, xác định định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục

tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chủ trương XHHGD của Đảng được thể hiện vào Hiến pháp 1992. Điều 12 Luật Giáo dục 2005: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của nhân dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Trên quan điểm của Đảng, Để cụ thể hoá Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Trong đó chỉ rõ Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với việc củng cố các tổ chức công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở ngoài công lập phù hợp với quy hoạch của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, hoạt động không theo mục đích thương mại hoá (dưới đây gọi là cơ sở ngoài công lập).

Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập cũng có một phần trách nhiệm thu nhận và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng chính sách xã hội như các cơ sở công lập. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật.

Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao cụ thể hóa quan điểm: XHHGD là quá trình giáo dục hóa xã hội, vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội cùng làm giáo dục, xây dựng một xã hội học tập; là sự cộng đồng trách nhiệm để phát triển sự nghiệp giáo dục; là đa dạng hóa sự đầu tư vào các loại hình giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường có nhiều chính sách ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Để tạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; được hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật; được đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa,...

Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về XHHGD thực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển GD&ĐT. Quá trình đó đã chứng minh rằng, XHHGD không phải là giải pháp tình thế khi nền kinh tế đất nước còn khó khăn, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, mà là một chủ trương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển giáo dục, ngay cả đến khi đất nước phát triển thành một nước công nghiệp, có thu nhập quốc dân cao gấp nhiều lần so với hiện nay.

1.5.2. Năng lực quản lí của đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở.

Điều 54, Luật Giáo dục 2005 quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học”.

Theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: Mỗi trường THCS có 01 Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 05 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường THCS.

Và Điều 19 Điều lệ trường quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: + Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

+ Thực hiện các Quyết nghị: về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường;

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

+ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

+ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

+ Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Trong công tác XHHGD, nhà trường đóng vai trò chủ động và sáng tạo, trung tâm và nòng cốt. Toàn bộ trách nhiệm đó đặt lên vai người Hiệu trưởng là người Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường. Để quản lý có hiệu quả công tác XHHGD trưởng THCS, người Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch; xây dựng bộ máy điều hành, tổ chức điều hành các hoạt động; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và tổng kết đánh giá công tác XHHGD. Các chức năng này có liên quan mật thiết với nhau.

- Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch là văn bản, trong đó xác định những mục tiêu đề ra. Có thể hiểu xây dựng kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý. Vì vậy, người Hiệu trưởng phải: Nắm vững và vận dụng đường lối chính sách giáo dục; Biết cụ thể hóa chủ trương một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tế nhiều mặt ở địa phương, đảm bảo tính khả thi, tính thiết thực của các hoạt động; Thể chế hóa hoạt động XHH công tác giáo dục dưới hình thức các thể chế về tổ chức, về chính sách, về các văn bản quy định có tính pháp quy theo luật lệ Nhà nước.

và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả.

Đối với những mục tiêu khác nhau, đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người Hiệu trưởng cần có quyền được lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có. Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục thông qua việc dân chủ hóa nhà trường, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục THCS thông qua các hoạt động đóng góp tài chính, vật chất, công sức để xây dựng các điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh THCS. Người Hiệu trưởng phải biết tìm người, sử dụng người và sắp xếp lực lượng, biết vươn ra ngoài nhà trường để phát hiện nhu cầu, phát hiện các tiềm năng, tìm kiếm, trang thủ đối tác, có năng lực vận động quần chúng phát huy được ý thức tự giác, làm chủ, chủ động và sáng tạo.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch: Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của Hiệu trưởng. Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra, Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.

1.5.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình.

Vì vậy cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài có tâm, mặt khác nhà trường thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức quản lý giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của phụ huynh học sinh ... Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua '' Dạy tốt, học tốt '' thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận động '' Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm '' với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 32)