Tình hình Giáo dục – Đào tạo thành phố Pleiku tỉnh GiaLai

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 42 - 48)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Tình hình Giáo dục – Đào tạo thành phố Pleiku tỉnh GiaLai

Công tác giáo dục trên địa bàn thành phố Pleiku luôn được quan tâm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hóa. Các dự án đầu tư xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia đang tiếp tục được triển khai thực hiện với quy mô lớn. Mạng lưới giáo dục của Thành phố được bố trí với quy mô phù hợp từ cấp học mầm non cho đến cấp học phổ thông.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được thành phố quan tâm chỉ đạo. Từ năm 2009 – 2015: Thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; Năm 2016 - 2017: Thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; Năm 2018 đến nay thành phố được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn mức độ phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ3. Tỷ lệ huy động trẻ 06 tuổi vào lớp 1 bình quân hàng năm đạt 100 %. Trẻ em ở độ tuổi 11-14 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98% trở lên.

Công tác phổ cập giáo dục THCS và phổ cập THPT đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2016 – 2017 thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; Năm 2018 đến nay thành phố được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn mức độ phổ cập giáo dụcTHCS mức độ 3. Học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học vào học lớp 6 đạt 99,9 % (số liệu phổ cập năm 2020), học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 99,6 % (số liệu tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021). Thành phố duy trì tổ chức mở các lớp phổ cập trung học cơ sở và xét đề nghị công nhận tốt nghiệp bổ túc THCS. Hằng năm có 98% trở lên học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Quy mô giáo dục thành phố Pleiku phát triển không ngừng, mạng lưới trường lớp ngày càng hoàn thiện, các trường phổ thông được xây dựng hầu hết các xã, phường đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh. CSVC kỹ thuật trường học không ngừng được nâng cấp, cải thiện. Hệ thống giáo dục từng bước hòa nhập với xu hướng phát triển chung của giáo dục cả nước.

Bảng 2.1. Hệ thống các trường năm học: 2020-2021

Bậc học Số trường Số lớp Số học sinh

Mầm non 34 517 14.780

Tiểu học 27 715 25.516

* Về chất lượng giáo dục:

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học không ngừng được củng cố và phát triển, học sinh giỏi tăng từng năm về số lượng và chất lượng, kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị được hình thành và phát triển. Số học sinh đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp bình quân năm sau cao hơn năm trước.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ bản đủ số lượng, trình độ chuyên môn phần lớn đạt và vượt chuẩn, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, luôn có ý thức vươn lên. Đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh ngày càng được cải thiện hơn trước.

Đảng và chính quyền các cấp có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Ngân sách Nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư cho giáo dục được tăng lên hàng năm. Nhiều chương trình đề án lớn được huy động một cách đa dạng để phát triển. Đại bộ phận nhân dân có tinh thần hiếu học, biết chăm lo việc học tập của con em. Công tác XHHGD đã có những kết quả khả quan. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng CSVC, đầu tư mở trường, lớp để phát triển giáo dục.

Với đặc điểm là đô thị vùng Tây Nguyên với khoảng 12% dân số là dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Jrai và Bahna), ngành giáo dục của Thành phố đã nỗ lực nâng cao chất lượng thực hiện chương trình và áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi được chú trọng, số trẻ 5 tuổi đến lớp, trẻ học 2 buổi/ngày tăng so với các năm học trước. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở cũng được thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả.

Trong thời gian qua, Thành phố tiếp tục tích cực đầu tư và vận động xã hội hóa xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, chỉ đạo, đầu tư có hiệu quả. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy và học.

* Về quy mô số lượng các trường THCS:

- Tổng số trường THCS: 19 trường (trong đó trường Tiểu học và THCS: 5 trường) mỗi đơn vị xã, phường có 01 trường THCS. Riêng đơn vị xã Biển Hồ, phường Phù Đổng chưa có trường THCS nên học sinh hai xã, phường trên học ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ và THCS Trần Phú.

Bảng 2.2. Số liệu học sinh THCS qua các năm TT Tên trường Năm học 2018 – 2019 Lớp/Hs 2019 - 2020 Lớp/Hs 2020 -2021 Lớp/Hs 01 THCS Nguyễn Du 44/2032 45/2069 45/2072 02 THCS Trưng Vương 24/1134 26/1200 26/1204 03 THCS Phạm Hồng Thái 45/2203 46/2236 46/2238 04 THCS Nguyễn Huệ 30/1325 32/1413 32/1415 05 THCS Nguyễn Viết Xuân 21/933 22/977 22/973

06 THCS Trần Phú 42/1838 43/1879 43/1884 07 THCS Lý Tự Trọng 21/915 22/948 22/955 08 THCS Ngô Gia Tự 17/773 18/819 18/823 09 THCS Tôn Đức Thắng 26/1179 27/1221 27/1225 10 THCS Nguyễn Văn Cừ 30/1355 31/1392 31/1400 11 THCS Lê Lợi 8/295 9/332 10/365 12 THCS Lý Thường Kiệt 14/561 15/589 16/621 13 THCS Huỳnh Thúc Kháng 15/625 15/635 16/664 14 THCS Lương Thế Vinh 11/463 11/472 12/508 15 TH& THCS Anh Hùng Wừu 4/137 5/156 5/168 16 TH & THCS Anh Hùng Đôn 3/105 4/119 4/125 17 TH& THCS Nguyễn Chí Thanh 3/125 4/152 4/155 18 TH&THCS Bùi Thị Xuân 16/708 17/737 18/749 19 TH& THCS Lê Văn Tám 8/341 9/362 9/370

Tổng số 382/17.020 401/17.708 406/17.914

* Về chất lượng giáo dục:

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường theo 37 tuần thực học nhằm tăng tính chủ động, gắn dạy học với thực tiễn nhà trường trong tổ chức dạy học; khuyến khích các nhà trường điều chỉnh thời lượng dạy học ở từng bài học phù hợp với nội dung kiến thức bài học và trình độ, năng lực học sinh. Khuyến khích dạy theo hướng “tích hợp, liên môn”.

Các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế; thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh, chuyển trường; xây dựng kế hoạch tổ chức thao giảng cụm liên trường giúp các trường trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố được tổ chức trong thời gian tháng 11/2019, có 598 HS của các trường học tham dự. Kết thúc kỳ thi, có 197 học sinh được công nhận danh hiệu Học sinh giỏi thành phố năm học 2019-2020. Trong đó có: 09 giải nhất; 15 giải nhì; 46 giải ba và 127 giải khuyến khích. 114 Học sinh được lựa chọn, thành lập các đội tuyển, bồi dưỡng để tham dự kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh.

Tiếp tục tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào các môn học Ngữ văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Sinh học; lồng ghép giáo dục dân số, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống AIDS... vào các môn học, các hoạt động giáo dục một cách hợp lý.

Năm học 2019-2020 có 10 trường dạy chương trình tiếng Anh Chương trình 10 năm lớp 6, 7, 8, 9 (THCS Nguyễn Du, THCS Phạm Hồng Thái, THCS Tôn Đức Thắng, THCS Trần Phú, THCS Nguyễn Huệ, THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, THCS Nguyễn Viết Xuân, TH-THCS Bùi Thị xuân, THCS Lê Lợi) với 3.506 học sinh (khối 6: 23 lớp với 1.069 HS; khối 7: 24 lớp với 1.095 HS; khối 8: 16 lớp với 679 HS; khối 9: 16 lớp với 665 HS).

Các trường đã động viên giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, thường xuyên tổ chức các tiết dạy có ứng dụng CNTT để tăng hứng thú học tập cho học sinh; khai thác có hiệu quả phòng LAB, bảng tương tác thông minh. Các nhà trường đã chủ động sửa chữa, bổ sung trang thiết bị cho phòng thực hành tin học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh đổi mới hoạt động dạy và học.

Đến hết HKI, năm học học 2019-2020, 100% các trường đã tạo được tài khoản cho giáo viên (GV), học sinh (HS) trên hệ thống trường học kết nối, trong đó số GV đã tham gia sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống đạt trên 75,3%; có 85 chuyên đề gửi thành công lên hệ thống trường học kết nối; có 82 tiết thao giảng về đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện; đa số GV có chuyển biến tốt trong đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

Các cụm trường đã tiến hành thực hiện sinh hoạt chuyên môn 8 lần trong học kỳ 1, nội dung sinh hoạt tập trung vào đổi mới soạn giảng, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo “Định hướng phát triển năng lực học sinh”; xây dựng bài dạy tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong tiết dạy;

Tổ chức cuộc thi KHKT cấp cụm trường, qua cuộc thi đã lựa chọn được 04 dự án tiêu biểu dự thi cấp tỉnh. Kết quả cấp tỉnh có 02 sản phẩm đạt giải 4 (01 sản phẩm của HS trường THCS Phạm Hồng Thái và 01 sản phẩm của HS trường THCS Nguyễn Huệ).

Bảng 2.3. Chất lượng học sinh THCS qua các năm

Năm học Học lực (tỷ lệ %) Hạnh kiểm (tỷ lệ %) Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém 2017- 2018 (17.020 Hs) 30.52 31.23 26.75 10.83 0.67 81.45 14.35 4.17 0.03 0 2018- 2019 (17.707 Hs) 31.15 31.45 26.66 10.62 0.12 82.44 14.34 3.18 0.04 0 2019- 2020 (17.914 Hs) 32.25 31.32 25.33 10.53 0.57 82.91 14.02 3.03 0.04 0

* Về đội ngũ cán bộ giáo viên:

Những năm học qua, lãnh đạo các cấp đã chú trọng bồi dưỡng thường xuyên công tác chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chi bộ, Ban giám hiệu các trường học đã nhận thức đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Chương trình hành động của ngành về thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; Chỉ thị 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành TW Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD ..., làm cho cán bộ, giáo viên nhận thức đúng đắn các quan điểm đường lối của Đảng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng phát huy tinh thần “Dạy tốt, học tốt” của mỗi cán bộ, giáo viên.

Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với các thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tư tưởng của đa số cán bộ công chức, viên chức toàn ngành cơ bản ổn định, yên tâm công tác; tăng cường tuyên truyền, vận động đội ngũ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng/chống dịch bệnh Covid-19, dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết, bệnh tay-chân-miệng, …; xây dựng nề nếp, kỷ cương, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt”, “Duy trì sĩ số học sinh”, “Xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn” trong mỗi nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Bên cạnh đó, ngành tiếp tục thực hiện tốt các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, các phong trào từ thiện, nhân đạo, quyên góp, hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai, bão lụt,...; Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo hiệu quả trong dạy và học”, “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

Công tác kiểm tra trường học tiếp tục được duy trì, góp phần ổn định trật tự kỉ cương, nề nếp giáo dục tại các nhà trường. Việc phối hợp với UBND các xã, phường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các nhóm/lớp mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ

gia đình tiếp tục được quan tâm; hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường tiếp tục ổn định.

Việc giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong toàn ngành Giáo dục được giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc ở học sinh tiếp tục được quan tâm.

Đến nay, đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khối THCS có: 862 người (bao gồm cả biên chế và hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, không tính bảo vệ theo NĐ 161), trong đó CBQL: 39, Giáo viên: 756, Nhân viên: 67.

Nhìn chung, cán bộ, giáo viên đều an tâm công tác, tận tụy, nhiệt tình với nghề, thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao; đại đa số có trình độ chuyên môn khá, giỏi.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thật sự, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Trình độ đào tạo, tay nghề của cán bộ QLGD khá cao, đáp ứng với nhu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

* Cơ sở vật chất:

Trong những năm qua, thành ủy, UBND thành phố luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, vì vậy quy mô các ngành học, bậc học được duy trì phát triển; việc đầu tư cơ sở vậy chất để xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng. Đồng thời cũng bổ sung được số lượng phòng học kiên cố đáng kể, tạo được cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan nhà trường sạch, đẹp, nâng cao chất lượng dạy và học. Bằng nhiều nguồn vốn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, hàng năm các trường THCS được quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho con em.

Hiện nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Thành ủy, UBND xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học tại 19/19 đơn vị trường THCS gồm:

+ Phòng làm việc: 97 phòng

+ Phòng học: 256 phòng

+ Phòng thí nghiệm thực hành: 52 phòng

+ Phòng thư viện chuẩn: 19 phòng

+ 100% trường học được trang bị máy vi tính với 25 phòng máy vi tính

* Đánh giá chung về tình hình giáo dục THCS thành phố Pleiku

- Mặt mạnh:

+ Cùng với sự nỗ lực của thầy và trò, ngành GD&ĐT thành phố Pleiku nói chung, cấp THCS nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Công tác QLGD, XHHGD mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở vật chất (CSVC) kỹ thuật được tăng cường, kỷ cương nề nếp nhà trường ngày càng được ổn định, chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện đều được nâng cao.

+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường THCS nhận thức sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)