7. Cấu trúc của đề tài
1.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo nhu cầu phát triển xã hội”[1]. Xét từ phương diện QLGD theo hướng XHH, có thể hiểu đây chính là quản lý công tác XHHGD.
Quản lý công tác XHHGD trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động XHH, tạo hành lang để hoạt động XHH đi đúng quỹ đạo, theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
Quản lý công tác XHHGD có những cách làm khác nhau, cũng giúp cho công tác quản lý có những phương pháp linh hoạt và thích hợp với từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu quản lý theo phương pháp máy móc, cứng nhắc, sẽ rơi vào tình
trạng hành chính hóa, làm thui chột tính năng động của hoạt động XHH. Nếu quản lý nghiêng về phương pháp dễ dãi, giản đơn sẽ đẩy hoạt động XHH vào những sai lầm, nhất là huy động các nguồn thu.
Quản lý công tác XHH đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo được phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng cho GD&ĐT.
Quản lý công tác XHH không hoàn toàn là công việc của ngành GD&ĐT. Với chức năng quản lý Nhà nước của mình, ngành GD&ĐT chủ yếu làm công tác tham mưu, vận động, tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ hơn về giáo dục, chia sẻ khó khăn với giáo dục, cộng đồng trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển GD&ĐT. Tuy nhiên, trong một chừng mục nhất định, ngành GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động XHH trong các nhà trường, giúp cho công tác XHH đi đúng hướng và có kết quả cao.