7. Cấu trúc của đề tài
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục
a. Ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra là một trong những kỹ năng quản lý cần thiết của người Hiệu trưởng và đó cũng là chức năng quan trọng của công tác quản lý gắn liền với chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo. XHHGD là huy động các nguồn lực của mọi lực lượng xã hội tham gia làm giáo dục một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước.
Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường sẽ nâng cao trách nhiệm và ý thức tự giác của chính họ, giúp Hiệu trưởng nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin để điều khiển tối ưu mọi hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng có thể phát hiện kịp thời tính khả thi, tính phù hợp của các quy định quản lý để giúp cho hiệu quả giáo dục tốt hơn.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* Các nội dung mà các lực lượng xã hội và nhà QLGD cần kiểm tra
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật của Đảng và Nhà nước về XHHGD, điều lệ nhà trường phổ thông và mục tiêu phát triển GD&ĐT của ngành và địa phương;
- Kiểm tra, đánh giá phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các hoạt động XHHGD trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý công tác XHHGD ở các đoàn thể, tổ chức, các thành viên trong nhà trường.
- Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học;
- Việc huy động các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
* Tổ chức thực hiện
Việc kiểm tra, đánh giá của nhà quản lý giáo dục có tác dụng thúc đẩy, làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra, tuy nhiên cần đảm bảo đủ các cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá như: các cấp ban hành đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chuyên ngành hướng dẫn thủ tục, trình tự việc kiểm tra, đánh giá; nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chu đáo, khoa học và khả thi.
Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành đồng bộ theo các hình thức như định kỳ, thường xuyên, đột xuất và theo đúng trình tự, thủ tục quy định; đảm bảo tính khách
quan, công bằng và công tâm. Khi tổ chức kiểm tra, đánh giá cần thực hiện các yêu cầu như:
+ Xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra
- Với vai trò của mình, người Hiệu trưởng trường THCS phải chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội đồng giáo dục xã, phường, Hội CMHS để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.
- Cần xác định nội dung, mục đích kiểm tra, đề ra tiêu chuẩn: Kiểm tra cái gì? Tiêu chuẩn như thế nào ?
- Định ra kế hoạch kiểm tra: Kiểm tra ai ? Kiểm tra như thế nào ? Bắt đầu từ đâu ? Hình thức như thế nào ? Thời gian và địa điểm kiểm tra...
+ Tiến hành kiểm tra: Cần thông báo cho đối tượng kiểm tra biết trước về yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra (Trừ trường hợp kiểm tra đột xuất thì không báo trước).
- Công tác phối hợp: Tổ chức phối hợp lực lượng chuyên môn và các lực lượng xã hội tiến hành kiểm tra định kỳ, các nội dung quản lý quy định theo kế hoạch hoặc đột xuất, theo chủ đề về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học hay tuyển sinh, tài chính, điều kiện dạy học.. .nhằm giám sát, kiểm tra về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, hiệu quả thực hiện XHHGD một cách công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch.
Tóm lại, nhà QLGD trường THCS phải biến hoạt động XHHGD thành những quy định, chuẩn mực một cách khoa học để có thể kiểm tra, đánh giá thường xuyên có quy chuẩn. Đồng thời phải đảm bảo chế độ thông tin báo cáo đầy đủ nhằm giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch cũng như việc đánh giá hoạt động chính xác, khách quan.
3.2.6. Phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường Trung học cơ sở đối với địa phương
Từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở ViệtNam. Văn kiện Hội nghị này nêu rõ XHH công tác giáo dục là “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”.
Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 đã xác định khái niệm XHHGD như sau, đó là:
Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;
Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;
Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.
Tuy nhiên, không nên hiểu xã hội hóa giáo dục một cách đơn giản dưới góc độ huy động nguồn vốn đầu tư mà phải mở rộng ra nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Trước hết, là dưới góc độ của người đi học. Xã hội hóa giáo dục ở đây có nghĩa tạo điều kiện để làm sao cho người đi học được tham gia vào việc quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy.
Ở một góc độ khác, xã hội hóa giáo dục nhìn từ phía thầy giáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họ hơn nữa.
Còn dưới góc độ phụ huynh, xã hội hóa giáo dục là nhằm đảm bảo cho họ quyền tự do lựa chọn nơi học tập cho con em của họ. Có những gia đình giàu có, muốn con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhưng xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời
Như vậy XHHGD không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước. XHHGD không chỉ là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. XHHGD nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị- kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. XHHGD còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi.
Để làm tốt nội dung trên cũng như Phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường Trung học cơ sở đối với địa phương. Cần tập trung một số nội dung chính sau:
a. Phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất.
*Mục tiêu: Xây dựng cơ sở vật chất thuận tiện, đảm bảo việc tiếp cận GDTHCS đối với địa phương.
Việc trường THCS có phát huy được tầm ảnh hưởng của mình với cộng đồng hay không phải được xã hội đánh giá và thừa nhận. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống các trường THCS thích hợp với từng xã, phường và trường THCS có chất lượng cao là quan trọng.
Việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy vai trò nòng cốt của các nhà trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển các trường THCS trọng điểm trên địa bàn nhằm thu hút và giảm bớt số học sinh quá tải ở các trường điểm, đáp ứng yêu cầu của phụ huynh khi sự đầu tư của Nhà nước chỉ có hạn.
*Tổ chức thực hiện:
Quy hoạch đầu tư xây dựng cho nhà trường phải tính kế hoạch tương đối dài hạn và mang tính bền vững lâu dài với một cơ sở vật chất đồng bộ, hoàn chỉnh. Đảm bảo đầy đủ các loại phòng và các thiết bị phục vụ cho dạy và học ngang tầm với một trường chuẩn như quy định của Bộ GD&ĐT.
Tránh trường hợp xây dựng một cơ sở chỉ có phòng học và phòng làm việc rồi sau đó không nhận được một sự đầu tư nào nữa. Sau một thời gian thì thấy sử dụng không phù hợp với quy hoạch mới nên phải giảm quy mô, thậm chí có trường hợp chuyển trường học sang phục vụ các chức năng khác không có liên quan. Do đó lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn và dài hạn và tham mưu cụ thể công trình nào, thời điểm nào, địa phương phải hỗ trợ đầu tư cho nhà trường. Mặt khác, nhà trường có thể huy động các nguồn từ xã hội hoá giáo dục để sớm xây dựng trường THCS trọng điểm, chất lượng cao của địa phương.
b. Phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
* Mục tiêu: Đáp ứng nguồn lực về con người để quản lý và tổ chức hoạt động
giáo dục THCS.
Phòng GD-ĐT thành phố Pleiku cần có những kế hoạch cụ thể, lộ trình theo từng năm một để đào tạo, bồi dưỡng CBQL và tham mưu tuyển dụng giáo viên THCS nhằm đáp ứng nhu cầu vào đầu năm học và những giai đoạn tiếp theo.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó, đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên là đóng vai trò quan trọng nhất. Đặc biệt là đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng và đạt chuẩn về đào tạo. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của thành ủy và sự quan tâm đầu tư của UBND thành phố trên cơ sở tham mưu, đề xuất của phòng GD và ĐT.
* Tổ chức thực hiện:
+ Đối với cán bộ quản lý phòng GD-ĐT:
- Nhận thức rõ vị trí, vai trò của GDTHCS, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng CBQL, GVTHCS đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đội ngũ CBQL cần xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc nâng cao trình độ cho GV về mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
- Bản thân các CBQL cũng phải tự xác định vị trí, vai trò của mình trong tập thể để từ đó hơn ai hết phải tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ, thật sự là tấm gương sáng cho GV noi theo.
kê, phân loại, đánh giá chất lượng CBQL, chú ý độ tuổi, trình độ quản lý để có kế hoạch quy hoạch, dự nguồn theo tỷ lệ dôi du nhất định, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm theo lộ trình.
+ Đối với giáo viên:
- Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV. Làm cho GV thấy được lợi ích của công tác bồi dưỡng, đó chính là nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tức là nâng cao chất lượng GD. Nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Nếu không nâng cao ý thức trách nhiệm thì không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, mà còn làm giảm đi sự tin yêu của phụ huynh dành cho GV, việc XHH GDTHCS sẽ không đạt được kết quả mong đợi.
- Nâng cao ý thức phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên, ngoài việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 2 lần một tháng và các hoạt động dự giờ thao giảng theo đúng quy định, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm về phương pháp su phạm, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trong địa bàn , để thông qua các hoạt động này GV có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động bồi dưỡng.
c. Nâng cao chất lượng giáo dục của trường Trung học cơ sở:
Bản chất của XHH GDTHCS là: mọi người làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm của ngành giáo dục và trường THCS là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng, trước khi giáo dục đòi hỏi xã hội thể hiện trách nhiệm tham gia, đóng góp xây dựng giáo dục. Vì vậy, để XHH GDTHCS đạt hiệu quả cao, trường THCS cần thể hiện rõ vai trò, tác dụng của mình trong đời sống cộng đồng.
* Mục tiêu:
- Khắc phục cách hiểu và làm chưa đúng, phiến diện trong việc thực hiện XHH GDTHCS là chỉ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng. Ngành GD- ĐT cần nâng tầm ảnh hưởng của trường THCS vào đời sống cộng đồng một cách cụ thể, chứng minh hiệu quả giáo dục và tác dụng của trường THCS đối với gia đình và xã hội. Như vậy thì ngành giáo dục và trường THCS mới có cơ sở để thực hiện XHH GDTHCS.
Phòng GD-ĐT và các trường THCS, từ CBQL đến giáo viên và nhân viên phải làm cho mục tiêu GDTHCS của quốc gia, của tỉnh thành mục tiêu giáo dục của địa phương, được hiện thực hóa trong đời sống cộng đồng. Để đạt được điều đó, ngành giáo dục và trường THCS cần phải làm cho cộng đồng thấy rõ vai trò, tác dụng của nhà trường trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục KT-XH của địa phương để xây dựng con người mới; mở rộng quy mô trường lớp; đổi mới nội dung, chương trình để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
* Tổ chức thực hiện:
Phòng GD-ĐT thành phố cần tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng giáo viên về chuyên môn và phương pháp giảng dạy, qua đó, giúp giáo viên nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng; tổ chức các kỳ thi khảo sát chất lượng đối với học sinh nhằm mục đích rà soát, kiểm tra phân loại học sinh, học sinh yếu sẽ được phụ đạo bổ sung kiến thức còn thiếu hụt. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường cần tổ chức khảo sát chất lượng học sinh tiểu học lên THCS thông qua một bài kiểm tra theo chương trình. Thực hiện công khai minh bạch về chất lượng giáo dục để tăng tính phấn đấu và giúp các trường tìm hướng giải quyết, khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cần vận dụng tốt chế độ ưu tiên đối với giáo viên và học sinh.
Ngành GD&ĐT quan tâm tham mưu với lãnh đạo thành phố tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đồng thời đẩy mạnh công tác XHHGD để huy động các nguồn lực góp phần từng bước nâng cao điều kiện CSVC hiện nay, đảm bảo đủ diện tích và các điều kiện sinh hoạt, học tập.