7. Cấu trúc của đề tài
1.4.4. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong xã hội hóa giáo dục
Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục, xác đinh rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Để huy động và phối hợp được các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, cần có cơ chế và hình thức phù hợp với chức năng, tính chất của từng lực lượng xã hội.
- Cơ chế là sự vận hành của các mối quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm đạt hiệu quả của hoạt động.
+ Các bộ phận ở đây bao gồm: Gia đình, nhà trường và xã hội.
* Nhà trường: là lực lượng giữ vai trò trung tâm, nòng cốt, chủ động trong việc huy động cộng đồng làm giáo dục, là trung tâm trong các hình thức cộng tác, phối hợp.
Ngoài ngành giáo dục còn có các nhóm đối tượng sau tham gia vào hoạt động xã hội hóa giáo dục: Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; các cơ quan chuyên môn của UBND, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội; các cơ sở sản xuất kinh doanh, phục vụ; xã, phường và các tổ chức cộng đồng ở cơ sở.
* Gia đình: là một thiết chế cơ bản của xã hội thực hiện một trong những chức năng của nó là giáo dục, đây là đối tượng không thể thiếu khi tiến hành xã hội hóa giáo dục.
* Xã hội: Thực chất của xã hội hóa giáo dục như Nghị quyết Hội nghị lần thứ I, BCH TW Đảng khóa VIII khẳng định là tổ chức phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục. “Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và vai trò của Nhà nước. Trái lại, xã hội hóa công tác giáo dục chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục.