7. Cấu trúc của đề tài
2.4. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng các trường
2.4.1. Xây dựng chủ trương và lập kế hoạch xã hội hóa giáo dục
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố Pleiku đã có những kế hoạch triển khai tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố Pleiku, sở GD&ĐT để Hiệu trưởng các trường tổ chức thực hiện như sau:
- Kế hoạch vận động kinh phí xây dựng trường lớp học, đầu tư CSVC phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các em học sinh, thăm hỏi tặng quà động viên những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, trẻ em mồ côi, ...
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các phòng ban, đoàn thể tổ chức tuyên truyền Luật an toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS, tuyên truyền công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng tránh đuối nước, phòng tránh bạo lực học đường, tránh xâm hại trẻ em .v.v.
Bảng 2.8. Về thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Pleiku đối với công tác XHHGD.
Nội dung
Thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS đối với công tác
XHHGD Ý kiến tán thành Không tán thành SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Xây dựng kế hoạch
Có xây dựng kế hoạch ở các cấp lãnh đạo,
quản lý 180 90,0 20 10,0
Không có kế hoạch ở các cấp lãnh đạo,
quản lý 10 5,0 190 95,0
Hoạt động mang tính chất tự phát 6 3,0 194 97,0
Tổ chức thực hiện
Tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền
để thành lập Hội đồng giáo dục cấp xã, . 192 96,0 8 4,0 Tham gia việc tổ chức Đại hội giáo dục cấp
xã, theo định kỳ 188 94,0 12 6,0
Thành lập và tổ chức Đại hội Hội CMHS
theo định kỳ 190 95,0 10 5,0 Công tác chỉ đạo Có sự chỉ đạo từ các cấp 200 100,0 0 0,0 Không có sự chỉ đạo từ các cấp 0 0,0 200 100,0 Có tiến hành kiểm tra, đánh giá Định kỳ 160 80,0 40 20,0 Thường xuyên 130 65,0 70 35,0 Đột xuất 124 62,0 76 38,0 Không có tiến hành kiểm tra, đánh giá Định kỳ 40 20,0 160 80,0 Thường xuyên 70 35,0 130 65,0 Đột xuất 34 17,0 166 83,0
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: có 90,0% ý kiến cho rằng: Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Pleiku đã làm tốt chức năng xây dựng kế hoạch công tác XHHGD. Công tác XHH giáo dục là một nhiệm vụ không thể thiếu ở một đơn vị sự nghiệp giáo dục, vai trò của người đứng đầu đơn vị, cụ thể là Hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch một cách khoa học và đề ra những biện pháp tích cực, đồng bộ phù hợp với hoàn cảnh thực tại; kế hoạch phải được triển khai sâu rộng trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể, rõ ràng cho từng năm phù hợp và sát với thực tế, không bị động trong quá trình thực hiện và có sự bàn bạc nhất trí cao của lãnh đạo và tập thể giáo viên. Công tác tham mưu, phối hợp kịp thời và thực hiện thường xuyên liên tục. Vai trò tiên phong gương mẫu của hiệu trưởng và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn được phát huy trong công tác tham gia thực hiện XHH giáo dục. Công bố và sử dụng hiệu quả các
nguồn đóng góp từ XHH giáo dục. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao là minh chứng sinh động nhất để chứng minh cho lãnh đạo các cấp ban ngành đoàn thể địa phương và những tập thể, các cá nhân mạnh thường quân thấy rằng sự ủng hộ của họ đã góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục, tham gia XHH giáo dục là một giá trị nhân văn của lòng nhân ái góp phần vào công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, vẫn còn 5% ý kiến đánh giá Hiệu trưởng chưa xây dựng kế hoạch và 3% ý kiến đánh giá công tác XHHGD ở trường THCS còn mang tính tự phát.
Như vậy, một số Hiệu trưởng trường THCS thực hiện việc xây dựng kế hoạch công tác XHHGD chưa thực sự nghiêm túc. Nguyên nhân cơ bản là do một số Hiệu trường trên địa bàn chưa nhận thức sâu tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch công tác XHHGD của trường mình.