Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 51)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn

đoàn thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục về công tác xã hội hóa giáo dục

Qua hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) năm 1996, bàn riêng về GD&ĐT; và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Vấn đề XHH để hoạch định các chính sách xã hội, nhìn chung, nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân thành phố Pleiku đối với công tác XHHGD đã có chuyển biến tích cực.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “về công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”; và Thông tri số 09-TTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV), các cấp ủy đảng, chính quyền, đã phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở huy động nguồn nhân lực phục vụ phát triển giáo dục và tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện; tích cực vận động hội viên còn mù chữ đến lớp; vận động đưa con em trong độ tuổi đến trường, tạo điều kiện cho học sinh được đi học liên tục; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; mở các lớp tập

huấn ngắn hạn và tư vấn học nghề, việc làm miễn phí; phát huy vai trò của thôn trưởng, già làng và gia đình để vận động, duy trì sĩ số học sinh trong các trường phổ thông, học viên các lớp bổ túc văn hóa ở các trung tâm học tập cộng đồng của các xã, phường, thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập tại cơ sở.

Cuộc thăm dò về XHHGD được chúng tôi thực hiện trong tháng 1 đến tháng 3 năm 2021 theo mẫu điều tra (có kèm theo) từ 200 phiếu đều tra được phát ra ( thu về 200 phiếu hợp lệ ); lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý và giáo viên của 08 trường THCS trên địa bàn thành phố Pleiku. Kết quả thăm dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá dưới đây:

* Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH giáo dục:

Có 70% cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng công tác XHH rất quan trọng và 30% cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng công tác XHH quan trọng. Kết quả trên cho thấy, đại đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng đã hiểu được: XHHHGD có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con đường để phát triển giáo dục nhằm phục vụ thiết thực cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước.

* Nhận thức về mục tiêu của XHHGD ở các trường THCS.

Bảng 2.4. Nhận thức về mục tiêu của XHHGD ở các trường THCS:

TT Mục tiêu của XHHGD ở các trường THCS

Ý kiến tán thành Không tán thành SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

01 Huy động tất cả mọi người cùng tham gia 184 92,0 16 8,0

02

Huy động đóng góp các nguồn lực cho giáo

dục 188 94,0 12 6,0

03 Tổ chức mối quan hệ Nhà trường - Gia đình -

Xã hội 194 97,0 6 3,0

04 Mọi người đều được thụ thưởng quyền lợi

giáo dục 172 86,0 28 14,0

05 Tận dụng mọi điều kiện sẵn có về CSVC để

phát triển thêm cơ sở giáo dục. 162 81,0 38 19,0

Kết quả ở bảng 2.4. cho thấy:

+ 92,0% đối tượng được tham khảo ý kiến đều thống nhất mục tiêu của XHHGD chính là huy động toàn dân tham gia công tác giáo dục.

+ 94% ý kiến cho rằng cần đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để cùng nhà nước đầu tư tăng cường CSVC cho giáo dục và để cùng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

+ 97% ý kiến mục tiêu XHHGD là thực hiện tốt sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội.

+ 86% ý kiến cho rằng ngoài 3 mục tiêu quan trọng trên thì XHHGD nhằm tạo cơ hội cho mọi người thụ hưởng quyền lợi giáo dục.

+ 81% ý kiến tận dụng mọi điều kiện sẵn có về CSVC để phát triển thêm cơ sở giáo dục.

+ 64% đối tượng được tham khảo cho rằng mục tiêu XHHGD là giảm bớt ngân sách cho giáo dục.

* Nhận thức về lợi ích của XHHGD ở các trường THCS:

Ngoài những quan điểm về mục tiêu của XHHGD, qua điều, tra chúng tôi cũng ghi nhận được kết quả nhận thức về lợi ích của công tác XHHGD ở các trường THCS như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức về lợi ích của XHHGD ở các trường THCS

TT Lợi ích của XHHGD ở các trường THCS

Ý kiến tán thành Không tán thành SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

01 Mọi người đều được học tập, nâng cao học

vấn, chuyên môn 184 92,0 16 8,0

02 Chia sẻ với nhà trường những khó khăn về vật

chất 152 76,0 48 24,0

03 Giúp cho chất lượng các trường THCS được nâng cao

192 96,0 8 4,0

04 Giảm được ngân sách Nhà nước đầu tư cho

giáo dục 130 65,0 70 35,0

05 Xã hội chia sẽ với nhà trường về thực hiện

mục tiêu giáo dục 180 90,0 20 10,0

06 Đáp ứng được nhu cầu về chất lượng học tập

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy:

+ 92,0 ý kiến thống nhất lợi ích của XHHGD là mọi người đều được học tập, nâng cao học vấn, chuyên môn.

+ 76% ý kiến đồng tình với việc XHHGD là chia sẻ với nhà trường những khó khăn về vật chất.

+ 96,0% ý kiến cho rằng XHHGD giúp cho chất lượng các trường THCS được nâng cao.

+ 65% ý kiến đồng ý lợi ích của XHHGD giảm được ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục.

+ 90,0% ý kiến tán thành XHHGD sẽ giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục và 86% ý kiến cho rằng XHHGD đáp ứng được nhu cầu về chất lượng học tập của quần chúng.

2.3.3. Thực hiện công tác Xã hội hóa Giáo dục tại các trường Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Việc thực hiện công tác XHHGD nói chung và XHHGD ở THCS thành phố Pleiku nói riêng đã được tiến hành ngay sau khi có Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 “ về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Thành ủy Pleiku đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 07/7/2007 (khóa VIII) về đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng, phát triển trường lớp; nâng cấp, cải tạo, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập đã góp phần đa dạng hóa các loại hình trong sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trên địa bàn thành phố.

Từ đó, tạo tiền đề cho phong trào hoạt động XHHGD đi vào nề nếp và đạt những thành tích bước đầu quan trọng. Chất lượng GD&ĐT từng bước được củng cố và có bước phát triển vững chắc, toàn diện hơn. Vấn đề tổ chức dạy học, cũng được triển khai theo hướng đổi mới. Quá trình triển khai mô hình trường học mới ở bậc tiểu học và THCS bước đầu phát huy được tính năng động, tự chủ của học sinh. Cơ sở vật chất trường lớp cũng được chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý...

a. Về tình hình huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục

Bảng 2.6. Mức độ tham gia của các ban ngành, đoàn thể vào các hoạt động XHHGD của địa phương

TT Đơn vị Tham gia tích cực Tham gia mờ nhạt Không tham gia SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 01 Cơ quan Đảng 200 100,0 0 0,0 0 0,0

02 Hội đồng nhân dân 124 62,0 70 35,0 6 3,0

03 Ủy ban nhân dân 198 99,0 2 1,0 0 0,0

04 Mặt trận tổ quốc 110 55,0 82 41,0 8 4,0

05 Hội Phụ nữ 124 62,0 70 35,0 6 3,0

06 Đoàn Thanh niên 168 84,0 32 16,0 0 0,0

07 Hội Cha mẹ học sinh 174 87,0 26 13,0 0 0,0

08 Hội Cựu chiến binh 78 39,0 110 55,0 12 6,0

09 Công an 90 45,0 106 53,0 4 2,0

10 BCH, Công đoàn GD, cán

bộ, giáo viên 166 83,0 34 17,0 0 0,0

Kết quả tham khảo ý kiến ở bảng 2.6 cho thấy:

Vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền đã thể hiện rất rõ trong việc đưa ra các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch thực hiện công tác XHHGD. Điều đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành viên trong từng hệ thống tổ chức, đồng thời, ngành Giáo dục đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó.

Hội cha mẹ học sinh và Đoàn thanh niên là hai lực lượng tham gia rất tích cực, là cầu nối cho ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, là chỗ dựa vững chắc cho công tác XHHGD ở các trường THCS. Các tổ chức khác như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công an có tham gia nhưng mức độ còn mờ nhạt, mang tính phong trào, họ được cơ cấu vào Ban chỉ đạo như phổ cập giáo dục chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS, an toàn giao thông .. nhưng tính chất và mức độ tham gia chưa thường xuyên, kết quả còn thấp.

b. Về việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Bảng 2.7. Kết quả ý kiến đánh giá về việc thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

Nội dung

Việc thực hiện công tác XHGGD ở các trường THCS thành phố

Pleiku tỉnh Gia Lai

Ý kiến tán thành Không tán thành SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Tổ chức thực hiện

Có sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng 200 100,0 0 0,0

Có sự chỉ đạo của chính quyền và sự

phối hợp của các tổ chức đoàn thể 188 94,0 12 6,0 Là hoạt động tự phát của nhân dân 10 5,0 190 95,0

Tính hiệu quả

Rất có hiệu quả 0 0,0 200 100,0

Có hiệu quả nhưng chưa cao 190 95,0 10 5,0

Không có hiệu quả 8 4,0 192 96,0

Thái độ hưởng ứng

Nhận dân tự giác, đồng tình, tự

nguyện hưởng ứng 166 83,0 34 17,0

Nhân dân thực hiện một cách miễn

cưỡng 14 7,0 186 93,0

Mức độ đáp ứng

Đáp ứng nhu cầu 8 4,0 192 96,0

Chưa đáp ứng nhu cầu 180 90,0 20 10,0

Không đáng kể 14 7,0 186 93,0

Mức huy động

Thu tràn lan 12 6,0 188 94,0

Mức đóng góp vượt quá khả năng

người dân 38 19,0 162 81,0

Nhà trường thu các khoản theo như

quy định của Nhà nước 76 38,0 124 62,0

Có thu thêm ngoài quy định, nhưng mức thu hợp lý được phụ huynh nhất trí.

86 43,0 114 57,0

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy:

- Về tổ chức thực hiện: Công tác XHHGD ở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai đã có sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể sẽ huy động được nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác XHHGD, từ đó mang lại kết quả thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng công tác XHHGD là do hoạt động tự phát của nhân dân 5%

- Về tính hiệu quả của công tác XHHGD: 95,0% ý kiến cho rằng việc thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai có hiệu quả nhưng chưa cao. Không có hiệu quả 4,0%. Qua đó cho thấy, công tác XHHGD ở Tư Nghĩa tuy được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Về thái độ hưởng ứng: Đã có sự chuyển biến nhận thức trong nhân dân về XHHGD nên tỷ lệ nhân dân tự giác, đồng tình, tự nguyện hưởng ứng (83%) cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân ngày càng cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận tham gia một cách miễn cưỡng (7%) do nhiều nguyên nhân: Xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ, vì điều kiện kinh tế, hoặc cách tổ chức thực hiện chưa hợp lòng dân và một số ít không tham gia.

- Về mức độ đáp ứng: Phần lớn ý kiến (90,0%) cho rằng XHHGD ở đơn vị địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Về mức huy động học phí, lệ phí: Ở cấp học THCS, nhà trường thu học phí theo mức quy định của Nhà nước. Ngoài ra, Hội CMHS đã huy động thêm các khoản đóng góp. Đều đó vô tình làm một số người dân hiểu sai về ý nghĩa của công tác XHHGD. Vì vậy, ý kiến về mức huy động học phí, lệ phí không được thống nhất. Cụ thể:

+ 6% ý kiến cho rằng thu tràn lan.

+ 19% ý kiến mức đóng góp vượt quá khả năng người dân.

+ 38% ý kiến nhà trường thu các khoản theo như quy định của Nhà nước. + 43,0% ý kiến có thu thêm ngoài quy định, nhưng mức thu hợp lý được phụ huynh nhất trí.

2.3.4. Kết quả xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Pleiku đã có buớc phát triển đáng kể. Việc đầu tu cho sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước quan tâm, chủ trương XHHGD từng bước được nhân dân hưởng ứng do đó sự nghiệp giáo dục có bước phát triển tích cực, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp ở MG đạt 99,9 %, TH đạt 100%, THCS đạt 100% trong nhiều năm liền. Phong trào học tập bổ túc văn hoá, tin học, ngoại ngữ,... trong thanh thiếu niên và cán bộ công chức ngày một tăng lên từng bước tạo nên một xã hội học tập trong cán bộ nhân dân. Phong trào xã hội hoá giáo dục được thể hiện rõ nét trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay thành phố có 39/82 đạt chuẩn quốc gia. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của người học.

Để làm tốt hơn công tác XHHGD, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền tổ chức các đợt vận động, tuyên truyền về chủ trương XHHGD để huy động các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội phụ huynh và nhân dân đầu tu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện thiết yếu để đầu tu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia.

Để việc huy động các nguồn kinh phí từ công tác XHHGD, Phòng GD&ĐT thành phố Pleiku đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn và trung hạn, xây dựng đề án trường đạt chuẩn quốc gia, triển khai trong các cuộc họp mở rộng, có sự tham gia đầy đủ của đại biểu lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh, qua đó trao đổi, bàn bạc và tu vấn cho việc đầu tư, cách thức tiếp cận và thu hút nguồn đầu tư.

Bằng cách làm như vậy việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm của

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường thcs thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)