Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 84 - 118)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục tại các trường Mẫu giáo

Kết quả khảo nghiệm thu được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo

TT Nội dung giáo dục

Mức độ thực hiện Rất cấp thiết (4) Cấp thiết (3) Bình thường (2) Ít cấp thiết (1) Điểm TB Thứ bậc 1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức nhận thức cho GV, NV

&CBQL và Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng về hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo

TT Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện Rất cấp thiết (4) Cấp thiết (3) Bình thường (2) Ít cấp thiết (1) Điểm TB Thứ bậc 2 Chỉ đạo lồng ghép hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục tại các trường mẫu giáo

50 34 0 0 3.60 1

3

Chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo

43 41 0 0 3.51 3

4

Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các

trường mẫu giáo

35 49 0 0 3.42 4

5

Tổ chức xây dựng các tài liệu, tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và vận dụng chính sách giáo dục để thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho trẻ Mẫu giáo

30 54 0 0 3.36 5

Điểm TB chung 3.49

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy:

- Có sự thống nhất trong đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo giữa các khách thể tham gia khảo sát;

- Các khách thể tham gia khảo sát đều khẳng định, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo là “Cấp thiết” và “Rất cấp thiết” với ĐTB chung là 3,49 (dao động từ 3,36 đến 3,6) tương đương với 5 cấp độ. Không có khách thể tham gia khảo sát nào cho là “Ít cấp thiết” hay “Không cấp thiết”;

- Trong các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo được đề xuất thì biện pháp Tổ chức xây dựng các tài liệu, tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và vận dụng chính sách giáo dục để thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho trẻ Mẫu giáo được các khách thể tham gia khảo sát đánh giá về mức độ cấp thiết đứng ở vị trí thấp nhất trong 5 biện pháp đề xuất, song ĐTB cũng là 3,36 tương ứng với 5 mức độ.

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo

Kết quả khảo nghiệm thu được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo

TT Nội dung giáo dục

Mức độ thực hiện Rất khả thi (4) Khả thi (3) Bình thường (2) Ít khả thi (1) Điểm TB Thứ bậc 1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức nhận thức cho GV, NV

&CBQL và Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng về hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo

TT Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện Rất khả thi (4) Khả thi (3) Bình thường (2) Ít khả thi (1) Điểm TB Thứ bậc 2 Chỉ đạo lồng ghép hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục tại các trường mẫu giáo

40 44 0 0 3.48 2

3

Chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo

38 46 0 0 3.45 3

4

Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo

35 49 0 0 3.42 4

5

Tổ chức xây dựng các tài liệu, tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và vận dụng chính sách giáo dục để thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho trẻ Mẫu giáo

33 51 0 0 3.39 5

Điểm TB chung 3.46

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy:

- Các khách thể tham gia khảo sát đều khẳng định, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo là “Khả thi” và “Rất khả thi” với ĐTB chung cho cả 5 mức độ là 3,46. Không có khách thể tham gia khảo sát nào cho là “Ít khả thi” hay “Không khả thi”;

- Trong các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại các trường Mẫu giáo được đề xuất thì biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên mầm non về hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo” được đánh giá có tính khả thi cao nhất, song ĐTB cũng là 3,55 tương ứng với 5 mức độ đã được đưa ra.

Dựa vào các kết quả khảo nghiệm thu được chúng tôi có thể khẳng định về tính đúng đắn của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã được đề tài nghiên cứu đề xuất.

Tiểu kết Chương 3

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ MG, chúng tôi đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý hoạt độngn giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp được đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia. Trong mỗi biện pháp đều có cơ sở và ý nghĩa riêng để tương ứng với cách triển khai nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo. Mỗi biện pháp là thành tố không thể thiếu được, logic, biện chứng với nhau, các biện pháp bổ sung và tương tác với nhau.

Căn cứ vào các kết quả khảo nghiệm thu được đã cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam mà luận văn đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi. Để quá trình này đạt được những kết quả mong muốn, cán bộ quản lí các trường Mẫu giáo trên địa bàn thị xã Điện Bàn cần phối hợp với các bên liên quan, đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để triển khai đồng bộ các biện pháp đã được nghiên cứu, đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việt Nam là quốc gia sớm nhất tại khu vực châu Á đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực ngày 02/9/1990 và các nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em. Như vậy có nghĩa là Việt Nam đã thừa nhận rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục, bị mua bán hoặc bị sử dụng vào mục đích khiêu dâm theo quy định của luật pháp quốc tế.

Xâm hại tình dục không phải là vấn đề mới nhưng đang dần trở thành thực trạng nhức nhối của toàn xã hội. Nhờ công nghệ thông tin và tốc độ lan truyền của mạng xã hội, các sự việc liên quan đến xâm hại tình dục đã và đang gióng lên những hồi chuông báo động và thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em không chỉ diễn ra ở nơi công cộng mà còn diễn ra trong gia đình, nơi được coi là tổ ấm của các em. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em để lại những

hậu quả, tổn hại lâu dài, khó khắc phục cho chính các em và cộng đồng. Do đó, việc

trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết cho các em. Xâm hại tình dục là một hành vi đặc biệt nguy hiểm bởi lẽ “Trẻ em” trong bất kỳ xã hội nào, cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất và cần được bảo vệ.

Về mặt lý luận, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ ở các trường Mẫu giáo. Từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố chi phối đến công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ ở các trường Mẫu giáo.

Kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ ở các trường Mẫu giáo Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy: Nhà trường đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo. Ban giám hiệu đã chủ động chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội, cùng đồng lòng tham gia vào hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo. Tuy nhiên

nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo chưa thật sự phong phú, bài bản, hình thức còn đơn điệu, chưa mang tính đồng bộ nên hiệu quả công tác giáo dục đạt được chưa cao. Từ một số nhận định nêu trên, chúng tôi cũng đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ ở các trường Mẫu giáo Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đó là:

Biện pháp 1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức nhận thức cho GV, NV &CBQL và Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng về hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo;

Biện pháp 2. Chỉ đạo lồng ghép hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục tại các trường Mẫu giáo;

Biện pháp 3. Chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường Mẫu giáo;

Biện pháp 4. Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường Mẫu giáo;

Biện pháp 5. Tổ chức xây dựng các tài liệu, tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và vận dụng chính sách giáo dục để thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho trẻ Mẫu giáo.

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là mầm xanh cần được bảo vệ, bồi dưỡng. Một tác động tiêu cực dù là nhỏ nhất cũng có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Vì vậy vấn đề an toàn cho trẻ em, nhất là nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội, an toàn trên môi trường mạng cần phải được xem là trọng tâm cần tập trung để kiềm giảm tội phạm xâm hại trẻ em.

Hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường Mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay còn thấp và chưa được chú trọng. Vì thế, chúng tôi tin tưởng rằng, các biện pháp được nghiên cứu đề xuất có tính cấp thiết và khả thi ,sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em ở các trường mẫu giáo tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, một vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội chúng ta bởi hậu quả mà nó để lại cho con trẻ.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Điện Bàn:

Thứ nhất, xây dựng và đặt nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục;

Thứ hai, cần xác định các nội dung cần thiết về phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo, thống nhất giáo dục một cách có hệ thống;

Thứ ba, phân chia thời gian giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo trong chương trình giáo dục;

Thứ tư, tổ chức tập huấn về phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho đội ngũ giáo viên thường xuyên hơn;

Thứ năm, cung cấp thêm cho các trường Mẫu giáo tài liệu, thiết bị hỗ trợ giảng dạy về giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em;

2.2. Đối với Nhà trường và đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Một là, tăng thêm giờ học về giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em trong kế hoạch giáo dục của trường;

Hai là, kết hợp với các chương trình giao lưu với các chuyên gia, tổ chức để tư vấn, tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng cho trẻ;

Ba là, kết hợp với phụ huynh học sinh nâng cao các hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cho trẻ. Nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh qua các kênh liên lạc khác nhau để phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình con em mình ở trường;

Bốn là, cần tổ chức nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản cho học sinh thường xuyên. Thầy cô cần quan tâm những học sinh có biểu hiện bất an, không tập trung, cần lắng nghe và quan tâm đến học sinh yếu kém, ít chơi đùa cùng bạn. Thầy cô cần sẵn sàng nói chuyện, trao đổi riêng về tình bạn, tình yêu với học sinh…;

2.3. Đối với chính quyền cơ sở:

Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố; trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp để từ đó nâng cao ý thức tự bảo vệ của trẻ trước những nguy cơ trẻ bị xâm hại. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng

gia đình văn hóa, nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư;

Thứ hai, chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại. Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những phường, xã trọng điểm, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em;

Thứ ba, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân nhằm xây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 84 - 118)