8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục
dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo
Bảng 2.5. Mức độ quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em TT Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) Điểm TB Thứ bậc 1 Xây dựng mục tiêu rõ ràng 79 5 0 0 3,9 1 2
Phổ biến mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ đúng qui định
76 8 0 0 3,9 1
3 Mục tiêu được xây dựng theo kế
hoạch hoạt động của trường 74 9 1 0 3,8 2
4 Mục tiêu xây dựng phù hợp với
thực tiễn 76 8 0 0 3,9 1
5 Mục tiêu thể hiện rõ nhận thức
cần đạt 78 6 0 0 3,9 1
6 Xác định được kỹ năng cần đạt
trong mục tiêu đặt ra 79 2 3 0 3,9 1
(Nguồn: Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)
Từ kết quả trên cho thấy, việc quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục đã được nhà trường quan tâm thực hiện. Nhà trường đã chú trọng xây dựng mục tiêu rõ ràng; Phổ biến mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ đúng qui định; Mục tiêu xây dựng phù hợp với thực tiễn; Mục tiêu thể hiện rõ nhận thức cần đạt; Xác định được kỹ năng cần đạt trong mục tiêu đặt ra (tất cả đều xếp bậc 1 với ĐTB là 3,9). Bên cạnh đó, mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em đã được Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện trong kế hoạch năm học của nhà trường, tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng mức độ thực hiện trung bình ((xếp bậc 2 với ĐTB là 3,8).
Trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em, Ban giám hiệu nhà trường đã duyệt rất chi tiết các mục tiêu giáo dục mà hoạt động cần đạt đến, các nội dung, hình thức, phương pháp và các điều kiện hỗ trợ để đạt đến mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do nhiều yếu tố
tác động nên việc quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em còn gặp nhiều khó khăn. Có những hoạt động, việc tổ chức chưa đạt được mục tiêu giáo dục như mong muốn. Đây là những vấn đề đặt ra trong thời gian tới.
2.4.2. Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo các trường mẫu giáo
Việc quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em được thực hiện thông qua việc xây dựng kể hoạch giáo dục trong mỗi năm học. Đây là việc làm hết sức quan trọng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu (84 phiếu) đối với cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.
Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện chương trình, nội dung giáo dục phòng ngừa xam hại tình dục trẻ em
TT Nội dung giáo dục
Mức độ thực hiện Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) Điểm TB Thứ bậc
1 Thành lập Ban chỉ đạo xây
dựng chương trình 74 6 4 0 3.83 2
2
Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên tham gia xây dựng chương trình
76 8 0 0 3.90 1
3
Phân công cán bộ quản lí, giáo viên tham gia viết nội dung theo chủ đề
59 15 10 0 3.58 6
4
Tăng cường các hoạt động sinh hoạt tập thể lồng ghép giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục
72 7 5 0 3.80 3
5 Phối hợp với cha mẹ học
sinh 63 14 7 0 3.67 5
6
Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm từng hoạt động khi thực hiện nội dung
71 8 5 0 3.79 4
Từ kết quả trên cho thấy, việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em đã được các trường thực hiện khá tốt, không có nội dung nào được đánh giá ở mức độ yếu và kém. Việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, các đơn vị tham gia xây dựng chương trình và việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em trong nhà trường đều có mức độ thực hiện tốt, xếp bậc 1 với ĐTB là 3,90.
Thực hiện việc phân công cán bộ quản lí, giáo viên tham gia viết nội dung; Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em còn có những hạn chế nhất định, tỉ lệ đánh giá đạt mức độ trung bình ở các nội dung này lần lượt có ĐTB là 3,67 và 3,58. Đây là những vấn đề Nhà trường cần phải khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em.