Hình thức và phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình trục cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 34 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Hình thức và phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình trục cho trẻ

trẻ tại các trường mẫu giáo

Có nhiều cách hiểu về phương pháp như sau:

Theo Từ điển tiếng Việt : Phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó. (phương pháp học tập, làm việc có phương pháp). [23]

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục và tập thể học sinh đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý về mặt sư phạm những hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm hình thành ý thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện kỹ xảo và thói quen hành vi nhân cách của họ.

Phương pháp giáo dục có quan hệ với phương tiện giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục. Phương tiện giáo dục bao gồm các loại hình hoạt động khác nhau của học sinh cũng như các vật thể và sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình giáo dục.

Hình thức và phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ rất đa dạng và phong phú, được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tích hợp trong hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài lớp học.

* Về hình thức: Hình thức giáo dục phòng ngừa cho trẻ thông qua các hoạt động trên lớp học bao gồm có nhiều hoạt động như hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài lớp học như hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa...

- Giáo dục phòng ngừa cho trẻ qua hình thức hoạt động giáo dục như hoạt động giáo dục âm nhạc, cô giáo sử dụng những bài hát như “ Năm ngón tay ngoan, tự bảo vệ mình nhé”( nhạc sỹ Nguyễn Viết Chung) mang nội dung giáo dục các bộ phận của trẻ và cách bảo vệ các bộ phận của trẻ. Ngoài ra giáo viên còn thông qua hoạt động giáo dục khám phá khoa học, qua hoạt động này cô giáo sẽ lựa chọn những chủ đề liên quan đến bản thân và các bộ phận trên cơ thể trẻ để truyền đạt kiến thức giúp trẻ nắm bắt được các bộ phận của cơ thể mình nhất là vùng kín để giáo dục cho trẻ qua đó giúp trẻ biết đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể và không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất kì ai vì đây là yếu tố để kẻ lạm dụng xúi dục trẻ. Tùy vào độ tuổi của trẻ ở lớp mẫu giáo để các cô giáo phối hợp với phụ huynh cách thức cũng như mức độ giáo dục sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ. Thông qua hoạt động giáo dục khám phá khoa học giáo viên giúp trẻ nhận biết và cách giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay để giúp trẻ hiểu được mối quan hệ và cách phòng tránh lạm dụng tình dục như là: Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn, dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Ngón trỏ đưa lên : Chỉ nắm tay với bạn bè, thầy cô giáo , nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn trẻ thì phải có bố mẹ hoặc nói là không. Ngón trỏ đưa lên: Chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết. Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố. Ngón út- ngón tay bé nhát: Bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh những người hoàn toàn xa lạ có cử chỉ thân mật khiến trẻ thấy lo sợ;

- Hình thức giáo dục phòng ngừa cho trẻ qua hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ hằng ngày: Qua hoạt động này giáo viên giúp trẻ nhận biết và phân biệt giới tính của mình như phân biệt phòng vệ sinh dành cho bé trai và bé gái, nhận biết về các bộ phận

của vùng nhạy cảm riêng của trẻ không cho ai chạm vào và thường xuyên phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhớ rõ tên các bộ phận trên cơ thể, các vùng kín để giúp trẻ có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cơ bản nhất mà người lớn cần phải giúp trẻ hiểu rõ cũng như trong giờ ngủ trưa cô giáo cho trẻ ngủ riêng trẻ trai, trẻ gái, trước giờ ngủ có thể kể các câu chuyện về giới tính giúp trẻ nhớ lâu hơn về các bộ phận cơ thể và các vùng kín cần phải bảo vệ;

- Giáo dục phòng ngừa cho trẻ qua hình thức hoạt động vui chơi: Thông qua hoạt động vui chơi cô giáo tổ chức cho trẻ các trò chơi có nội dung giúp trẻ biết cách phòng tránh khi có người khác chạm vào vùng kín, các trò chơi có tình huống để trẻ được thực hành các kiến thức mà hằng ngày cô giáo truyền đạt và được giáo dục cách trành xâm hại cơ thể hoặc thông qua giờ chơi cô cùng trẻ trò chuyện để trẻ kể lại các hoạt động diễn ra trong ngày của mình ở nhà hoặc ở trường, qua đó nhằm giúp cô giáo phát hiện ra các tình huống về xâm hại để giúp trẻ tránh xa những người có khả năng xâm hại trẻ;

- Giáo dục phòng ngừa cho trẻ qua hoạt động ngoài trời: Qua hoạt động này cô giáo có thể kể cho trẻ nghe những mẫu truyện về xâm hại tình dục trẻ em về cơ thể bé như “ Cơ thể con là của con; con không bao giờ đi lạc; Con không bao giờ đi cùng người lạ”…Tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi ngoài trời như võ tự vệ, trò chơi tránh xa những người xấu, trò chuyện cùng trẻ về các bộ phận trên cơ thể mình để giúp trẻ cũng cố kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục mọi lúc mọi nơi;

- Giáo dục phòng ngừa cho trẻ thông qua hoạt động ngoại khóa: Đối với trẻ mẫu giáo nhận thức của trẻ chủ yếu thông qua các hình ảnh trực quan, vì vậy cô giáo tổ chức các hoạt động như cho trẻ tham gia các hoạt động như xem chương trình giáo dục kĩ năng sống năng sống về giáo dục giới tính VTV7, chú hàng xóm, chuyện ở lớp học bơi…sau khi xem xong cô giáo đặt câu hỏi dưới hình thức hội thi “ rung chuông vàng” để trẻ trả lời câu hỏi của cô có nội dung về giáo dục phòng ngừa và cách bảo vệ vùng kín của mình hoặc mời chuyên gia y tế giới thiệu và trò chuyện cùng trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ và các đụng chạm tốt và đụng chạm xấu, hướng dẫn trẻ kỹ năng thoát khỏi kẻ xấu thông qua các hoạt động ngoại khóa.

* Về phương pháp: Hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ ở các trường Mẫu giáo thường sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp giảng giải: Giáo viên trò chuyện, đàm thoại, trao đổi cùng trẻ để nhận biết các hoạt động diễn ra với trẻ hằng ngày nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu có khả năng xâm hại trẻ. Ngoài ra giáo viên dùng lời nói của mình để truyền đạt giúp trẻ nhận biết kiến thức, kỹ năng cũng như cung cấp cho trẻ các bộ phận trên cơ thể và

vùng kín sớm hình thành cho trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ;

- Phương pháp quan sát: giáo viên quan sát trẻ hằng ngày để nhận biết những bất thường ở trẻ thông qua dấu hiệu thể chất và dấu hiệu tinh thần như việc vận động, đi lại của trẻ có gặp khó khăn không hay thái độ sợ hãi, ngủ không ngon giấc để sớm có biện pháp phòng ngừa cho trẻ;

- Phương pháp đóng vai: Đây là phương pháp được chú trọng đối với trẻ mầm non , nó phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ, nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra. Ngày nay, đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong việc rèn kỹ năng đối với việc đưa ra tình huống cụ thể cho học sinh tham gia đóng vai;

- Phương pháp trò chơi: Thông qua các trò chơi và các hoạt động giáo viên giúp cho trẻ được trải nghiệm, luyện tập và thực hành cách tránh xa những nơi nguy hiểm và biết tự bảo vệ mình tránh không cho người khác đụng vào vùng kín của mình, thực hành nhận biết và ghi nhớ các bộ phận trên cơ thể của mình;

- Phương pháp khảo sát: Giáo viên dùng biện pháp khảo sát để khảo sát mức độ nhận biết các hình thức xâm hại tình dục, biết đến các vùng riêng tư, biết đến quy tác 5 ngón tay, biết số điện thoại của ba mẹ, kỹ năng phòng ngừa, qua đó giáo viên có các kế hoạch , nội dung để giúp trẻ có những kỹ năng nhận biết và phòng ngừa xâm hại tình dục ngay tại lứa tuổi mẫu giáo....

Có thể nói, phương pháp giáo dục là yếu tố quyết định đến chất lượng rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Vì thế phương pháp giáo dục phải gần gũi, xuất phát từ chính nhu cầu và cuộc sống thực tế hàng ngày.

1.3.4. Lực lượng và sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo

Điều 3, Luật Giáo dục 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã ghi rõ: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong việc thực hiện giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo là quá trình huy động các cá nhân và tập thể có trong xã hội, nhà trường bằng nhiều biện pháp và cách thức khác nhau để thu hút tất cả các cá nhân và tập thể đó cùng tham gia thực hiện có hiệu quả một hay

nhiều mục tiêu chung trong việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em không thể trông chờ vào trách nhiệm và nỗ lực của một cấp, ngành mà cần có sự thực hiện trách nhiệm cụ thể và sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và mỗi người dân.

Biểu đồ 1.1: Sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc thực hiện giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ

Sự phối hợp chính là mấu chốt của thành công trong công tác bảo vệ trẻ em. Chúng ta cần biết chắc chắn ai là người chuyên trách trong mạng lưới bảo vệ trẻ em tại địa phương, từ đó có thể hành động phù hợp và ngay lập tức khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.

Phối hợp các lực lượng bên trong nhà trường: Phối hợp trong nhà trường từ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý: Cung cấp tài liệu về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tới đội ngũ giáo viên giảng dạy; tổ chức các buổi thảo luận, sinh hoạt chuyên đề về xâm hại tình dục trẻ em. Tại nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua loa đài hay các hoạt động ngoại khóa để cả phụ huynh và học sinh đều nhận diện được vấn đề cũng như các biện pháp xử lý trong các tình huống;

Giáo viên Lãnh đạo địa phương Hội đoàn thể Công an Trẻ em Cán bộ bảo vệ trẻ em Gia đình Nhân viên y tế Nhân viên xã hội Giáo viên

Phối hợp với các chuyên gia giáo dục: Mời các chuyên gia giáo dục về tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em; tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, các phụ huynh được cùng nhau nói chuyện giao lưu và tham khảo các lời khuyên từ chuyên gia để nâng cao nhận thức về phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo;

Phối hợp với Gia đình trẻ: Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Gia đình không ổn định, không bền vững thì dù có cố gắng đến đâu thì cũng không bù đắp được sự thiếu hụt từ giáo dục gia đình. Cha mẹ của trẻ không chỉ đóng góp tài lực cho nhà trường mà còn là người đề xuất những ý tưởng, những sáng kiến giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp.

Phụ huynh học sinh có trình độ học vấn da dạng và phong phú về ngành nghề… nếu nhà trường biết cách khai thác, phát huy thì những phụ huynh nhiệt tình, có “chất lượng” sẽ tìm nguồn lực, hỗ trợ, tư vấn cho các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, có phụ huynh là bác sĩ tâm lý, là một chuyên gia về tư vấn sức khỏe… nhà trường có thiện ý, đặt vấn đề với họ, họ sẽ sẵn sàng đến giúp nhà trường, chia sẻ, tư vấn, truyền đạt cho trẻ và GV, NV, CBQL về những hiểu biết, kinh nghiệm, thành công của họ. Nhà trường, GV và các em học sinh vừa được hưởng lợi mà mối quan hệ, công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường lại thêm sâu đậm, tốt đẹp.

Nhà trường phải thường xuyên liên hệ với cha mẹ trẻ, kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến tâm sinh lí của trẻ, thông qua các hoạt động hưởng ứng phong trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" để rèn luyện cho trẻ kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục và ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Đưa nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ vào những lần họp phụ huynh; cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức và kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục phù hợp với đặc điểm từng độ tuổi, đặc biệt phát hiện sớm những biểu hiện rối loạn tâm thần ở trẻ; cung cấp địa chỉ những dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng để giúp gia đình và xã hội tham gia chăm sóc giáo dục con em tốt hơn.

Việc kết hợp với CMT để cùng nhau giáo dục trẻ cũng không kém phần quan trọng. Phải làm cho CMT tin tưởng nhà trường, thấy việc gửi con mình vào trường là quyết định đúng đắn. Mối quan hệ này được thể hiện qua các buổi họp giữa GV với CMT- GV phải tạo được uy tín, vững vàng, bản lĩnh trong buổi họp đầu năm. Đây là buổi họp rất quan trọng, GV sẽ thông báo những văn bản, thông tư, nội quy trường đến

CMT. Họp bàn bạc để đi đến thống nhất ý kiến, từ đó CMT sẽ đồng tình ủng hộ GVCN trong việc giáo dục con mình; kiên trì giải thích và thuyết phục họ nhận ra những điểm mạnh, yếu của con mình. Đặc biệt phải hình thành trong CMT thói quen tìm hiểu tình hình học tập và rèn luyện của con mình bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với GV.

Phối hợp với Chính quyền địa phương: Đảng và chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các quan hệ quản lý, trực tiếp quản lý nhà trường trên địa bàn và quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục. Hội đồng nhân dân, UBND xã phường, thị trấn cụ thể hoá các chủ trương, giải pháp lớn, tổ chức triển khai, thực hiện nội dung kế hoạch cho các ban ngành. Bố trí sắp xếp hướng dẫn lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn. Như vậy, bằng chức năng quản lý nhà nước, chính quyền không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tổ chức điều hành sự phối hợp hoạt động của các lực lượng xã hội tham gia cho công tác giáo dục và phát triển nhà trường. Do đó nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với địa phương tranh thủ sự đồng tình ủng hộ để

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 34 - 40)