Mục tiêu của hoạt độnggiáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Mục tiêu của hoạt độnggiáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

Hậu quả của xâm hại tình dục là rất sâu sắc, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ lẫn người thân, gây hoang mang cho cộng đồng (Browne, & Finkelhor, 1986). Với trẻ, nếu bị xâm hại nghiêm trọng, trẻ tổn thương cơ quan sinh dục, các phần khác của cơ thể, mắc bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục, có trường hợp tử vong. Sang chấn tâm lý của trẻ bị xâm hại tình dục cũng không kém phần nghiêm trọng, trẻ lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, xấu hổ, trầm cảm, trở nên sống khép kín, mất tự tin, và tất cả biểu hiện này có thể kéo dài nhiều năm, có khi trong cả cuộc đời (Browne, & Finkelhor, 1986). Với gia đình của trẻ, nỗi đau khó nguôi, cộng thêm cả sự xấu hổ, dằn vặt. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của đất nước cũng như của các thành viên trong xã hội.

Nói cách khác, nâng cao nhận thức về nạn xâm hại trẻ em, pháp luật liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em cho giáo viên , phụ huynh học sinh và trẻ là trách nhiệm của giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng.

học về phòng tránh bị xâm hại nên được nhắc lại thường xuyên; phòng ngừa là công tác quan trọng nhất để hạn chế nạn xâm hại trẻ em. Sự tham gia đồng thuận của nhiều lực lượng xã hội mới có thể giúp công tác phòng chống nạn xâm hại trẻ em được cải thiện. Các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, các cán bộ đoàn thể,…nên nghiên cứu, phổ biến các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em trên rộng rãi đến con em trong gia đình, học sinh trong nhà trường và trẻ em địa phương để các em có thêm nền tảng tự bảo vệ chính mình trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)