Hình thức và phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Hình thức và phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ

cho trẻ tại các trường mẫu giáo

Việc giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được tiến hành qua việc truyền đạt nội dung giáo dục phòng chống xâm hại tình dục đến với trẻ em dưới các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Những phương pháp tích cực của nhà

trường trong công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung; giúp các em biết được những tình huống xấu đã, đang và sẽ có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với các em để biết và phòng tránh.

Về phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em thì các trường đã sớm triển khai các hoạt động giáo dục cho trẻ bằng nhiều phương pháp khá phong phú, mới mẻ, được thực hiện lồng ghép, tích hợp: phương pháp giảng giải, phương pháp đóng vai, phương pháp nêu gương, phương pháp tập thói quen, phương pháp luyện tập, phương pháp khen thưởng, phương pháp trò chơi…những phương pháp này thực tế có hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo.

Tiến hành khảo sát 209 ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về các hình thức thực hiện giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá việc thực hiện các hình thức giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

TT Nội dung giáo dục

Mức độ thực hiện Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) Điểm TB Thứ bậc

1 Hoạt động giáo dục thông

qua các giờ học trên lớp 195 14 0 0 3.93 2

2

Hoạt động giáo dục thông qua hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ hằng ngày

209 0 0 0 4.00 1

3 Hoạt động giáo dục thông

qua hoạt động vui chơi 180 19 10 0 3.81 4

4 Hoạt động giáo dục thông

qua hoạt động ngoại khóa 185 12 12 0 3.83 3

5 Hoạt động giáo dục thông

qua hoạt động ngoài trời 209 0 0 0 4.00 1

6

Tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông khác nhau

175 20 14 0 3.77 5

Từ kết quả trên cho thấy, đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về hiệu quả của hình thức giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ là rất cao. Tỉ lệ đánh giá hiệu quả của các hình thức trên đối với các hình thức lồng ghép vào các buổi học trên lớp; thông qua các trò chơi; hoạt động ngoài trời đều đạt trên 90% thậm chí là 100%. Điều đó chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục được lồng ghép vào các giờ học trên lớp và các chương trình được tổ chức trên quy mô toàn trường được đầu tư về nội dung kiến thức, hình thức thể hiện đa dạng, phong phú, thu hút được sự hào hứng tham gia của trẻ.

Việc sử dụng những phương pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em như trên đã phản ánh thực trạng là nhà trường đã đưa ra các phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, việc giáo dục cho trẻ phải chú ý đến những hành vi và bài học mang tính thực tiễn hơn là những giờ học mang tính lý thuyết.

2.3.4. Các điều kiện giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo trường mẫu giáo

Các trường mẫu giáo được chúng tôi tiến hành khảo sát đã thu được những kết quả sau:

- Sưu tầm các tài liệu về giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em; - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ: máy tính, loa đài, nối mạng…Xây dựng phòng hội trường/ phòng đa năng có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho một số hoạt động tập thể;

- Trang bị băng đĩa các tình huống dành cho trẻ em phục vụ các chủ đề giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ.

Tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng việc các trường triển khai các nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho thấy công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống; cần được tạo điều kiện hơn nữa để phát huy hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em tại các trường mẫu giáo trên địa bàn Thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo

TT Nội dung giáo dục

Mức độ thực hiện Rất quan trọng (4) Quan trọng (3) Ít quan trọng (2) Không quan trọng (1) Điểm TB Thứ bậc

1 Sưu tầm tài liệu 209 0 0 0 4.00 1

2 Tăng cường cơ sở vật

chất 175 20 14 0 3.77 2

3 Các điều kiện phụ trợ

khác 97 103 9 0 3.42 3

(Nguồn: Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhìn vào bảng 2.4 chúng ta nhận thấy giáo viên đánh giá cao các điều kiện để hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở các trường mẫu giáo. Các mức độ đánh giá rơi vào mức rất quan trọng và quan trọng. Trong đó xếp thứ bậc 1, 2 là các điều kiện “Sưu tầm tài liệu; “Tăng cường cơ sở vật chất” điểm trung bình từ 3,77 đến 4,0. Xếp thứ bậc 3 là điều kiện Các điều kiện phụ trợ khác, điểm trung bình là 3,42.

Như vậy để đảm bảo công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở các trường mẫu giáo mang lại hiệu quả thì các nhà quản lý phải chú ý đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao ý thức và năng lực tự giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở các trường mẫu giáo cho giáo viên, nhân viên nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 56 - 59)