Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về công tác giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về công tác giáo

tại các trường mẫu giáo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo

Để nắm bắt mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ tại các trường Mẫu giáo, chúng tôi đã khảo sát 84 cán bộ quản lí giáo dục và 125 giáo viên, nhân viên.

Bảng 2.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng đối với công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

TT Mức độ nhận thức Số lượng CBQL Tỉ lệ (%) Số lượng GV,NV Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 60 71,43 75 60 2 Quan trọng 22 26,19 25 20 3 Ít quan trọng 2 2,38 25 20 4 Không quan trọng 0 0 0 0

(Nguồn: Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)

Như vậy, kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, tỉ lệ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhận thức việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ ở mức rất quan trọng

và quan trọng là 97,62 % (tương ứng với 82/84 người). Điều này cho thấy đại đa số cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, nhân viên đã nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em cho trẻ mẫu giáo song song với việc đào tạo kiến thức. Tuy nhiên có 2 nhân viên (tương ứng 2,38%) cho rằng việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ là không quan trọng.

Về phía giáo viên: 80% (tương ứng 100/125 giáo viên, nhân viên) cho rằng việc giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ là rất quan trọng và quan trọng; 20 % (tương ứng 25/125 giáo viên, nhân viên) cho là không quan trọng. Điều đó chứng tỏ vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên, nhân viên chưa nhận thức được sự nguy hại của xâm hại tình dục trẻ em cũng như tính quan trọng của việc giáo dục phòng ngừa.

Nhìn chung, phần lớn cán bộ quản lí và giáo viên đều đã nhận thức về phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em và đánh giá cao vai trò của việc phòng ngừa nguy cơ xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo.

2.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo trường mẫu giáo

Từ tình hình thực tế của xã hội, hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu đã được Phòng GD&ĐT Thị xã Điện Bàn quan tâm và chỉ đạo nghiêm túc. Các trường đã xây dựng được nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ trong kế hoạch năm học.

Để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng triển khai nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên, nhân viên về mức độ thực hiện các nội dung phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ.

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá việc thực hiện các nội dung phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

TT Nội dung giáo dục

Mức độ thực hiện Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) Điểm TB Thứ bậc

1 Chỉ cho trẻ nhận diện được

ranh giới tiếp xúc 198 11 0 0

3.95 3

2 Dạy trẻ các bộ phận của cơ

thể 209 0 0 0

TT Nội dung giáo dục Mức độ thực hiện Tốt (4) Khá (3) TB (2) Yếu (1) Điểm TB Thứ bậc 3 Khuyến khích trẻ kể về các hoạt động hàng ngày 190 19 0 0 3.91 5 4 Hướng dẫn trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại

195 12 2 0 3.92 4 5 Hướng dẫn trẻ cách xử trí khi gặp tình huống có vấn đề 207 0 2 0 3.98 2 6 Giúp trẻ nhận biết các tình

huống nguy hiểm 209 0 0 0

4.00 1

(Nguồn: Phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đây là những nội dung quan trọng và cần phải giáo dục cho trẻ em mẫu giáo sau khi đội ngũ giáo viên đã tìm hiểu về các nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em, thảo luận và đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường. Vì tính đến thời điểm hiện nay chưa có một giáo trình cũng như hướng dẫn chính thức nào của các cấp về nội dung giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở các trường mẫu giáo. Qua kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung được đánh giá 90% đạt kết quả tốt trở lên. Điều đó chứng tỏ các nội dung về giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được giảng dạy đầy đủ nội dung theo đúng kế hoạch của nhà trường. Cụ thể:

Thứ nhất, “Chỉ cho trẻ nhận diện được ranh giới tiếp xúc” xếp bậc 3 với ĐTB là 3,95.Theo các giáo viên mầm non nên dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể; không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Giáo viên nên lồng ghép nội dung khi kể chuyện cho các con nghe hoặc khi chơi các trò chơi đóng vai thì giáo viên nên dạy trẻ đâu là ranh giới vùng tiếp xúc, cha mẹ thì được tiếp xúc tới đâu, người thân thì được phép đụng chạm tới đâu còn đâu là ranh giới không được phép cho người khác đụng chạm vào ngoại trừ bố mẹ;

Thứ hai là: “Dạy trẻ các bộ phận cơ thể” xếp bậc 1 với ĐTB là 4,0. Các cô giáo cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn. Với mỗi

độ tuổi, các cô cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp. Vì với trẻ mẫu giáo lớn thì đặc điểm thì trẻ bắt đầu quan tâm tới giới tính và có ham muốn tìm hiểu về giới tính của mình và bạn khác giới, vì vậy nên dạy cho trẻ các bộ phận trên cơ thể chứ không nên giấu diếm hay dạy qua loa sẽ làm trẻ tò mò và tự tìm hiểu sai lệch;

Thứ ba là: “Khuyến khích trẻ kể về các hoạt động hàng ngày” xếp bậc 5 với ĐTB là 3,91. Bởi vì sẽ là quá khó với trẻ để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh xa. Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt động hàng ngày của trẻ. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kì chủ đề nào với cô giáo, bởi cô bên con toàn thời gian trên lớp. Nếu nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng nghi ngờ qua lời kể của trẻ, cô sẽ có trách nhiệm phải xử lí các hành vi đó;

Thứ tư là: “Hướng dẫn trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại” xếp bậc 4 với ĐTB là 3,92. Chúng ta cần dạy trẻ để có thể kịp thời xử lí, tránh việc trẻ giấu diếm dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng bởi vì trẻ nhỏ ngây thơ và tâm lý không vững dễ bị dọa nạt. Nên cần dạy cho trẻ thông báo cho người mà trẻ tin tưởng, đặc biệt ở đây là bố mẹ khi trẻ cảm thấy không được an toàn;

Thứ năm là: “Hướng dẫn trẻ cách xử trí khi gặp tình huống có vấn đề” xếp bậc 2 với ĐTB là 3,98. Bởi vì không phải lúc nào cũng có bố mẹ, cô giáo hay người thân bên cạnh trong mọi hoàn cảnh, vì vậy phải dạy trẻ các kỹ năng khi gặp các tình huống nguy hiểm. Ví dụ: Khi gặp một người đàn ông cố tình tiến lại gần mình thì con phải hô thật to rồi bỏ chạy tới chỗ một người lớn khác và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh đó, sau đấy mới nhờ mọi người báo cho cha mẹ...;

Nội dung cuối cùng là: “Giúp trẻ nhận biết các tình huống nguy hiểm” xếp bậc 1 với ĐTB là 4,0. Tất cả các giáo viên được hỏi cho rằng nội dung này được thực hiện ở mức độ rất tốt. Bởi vì điều đầu tiên để trẻ có thể phòng ngừa được việc xâm hại tình dục là trẻ phải biết tình huống và hoàn cảnh đó có nguy hiểm hay không? Từ đó trẻ mới biết được người này/ đối tượng này có nguy hiểm và có tiếp xúc được hay không? Tránh trường hợp khi trẻ không nhận biết được đó là tình huống nguy hiểm mà không đề phòng và cảnh giác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mẫu giáo thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)