- Đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời BHYT theo quy định pháp luật: Thông qua việc vận hành của bộ máy quản lý thu, cùng với việc sử dụng các công cụ phù hợp (công cụ pháp luật, kế hoạch, kỹ thuật), cơ quan BHXH tỉnh cùng với các đơn vị phối hợp ở cấp huyện, ở cơ sở, tác động, đôn đốc các đối tƣợng tham gia đóng, nộp BHYT đầy đủ, đúng thời gian quy định.
- Phát triển nguồn thu BHYT, từ đó phát triển quỹ BHXH:
Trong quá trình thu BHYT, cơ quan BHXH tỉnh trực tiếp hoặc chỉ đạo cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về lợi ích khi tham gia BHYT đối với
bản thân và gia đình. Từ đó giúp gia tăng tỷ lệ ngƣời dân tham gia BHYT. Đồng thời, cơ quan BHXH phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong quản lý ngƣời dân, NLĐ chuyển đến, chuyển đi khỏi địa bàn huyện, để kịp thời nắm bắt bổ sung danh sách đối tƣợng tham gia BHYT; qua đó đảm bảo không bỏ sót nguồn thu đồng thời làm cho nguồn thu BHYT liên tục tăng trƣởng.
Quỹ BHYT là một quỹ tiền tệ độc lập, đƣợc quản lý tập trung, nằm ngoài NSNN, đƣợc hình thành trên cơ sở đóng góp của tổ chức và cá nhân nhằm mục đích chi trả chi phí KCB cho ngƣời tham gia BHYT, chi trả chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp lý khác có liên quan đến BHYT. Quỹ BHYT gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chính sách BHYT, vì vậy mục tiêu của công tác quản lý thu BHYT tại BHXH tỉnh là phải phát triển đƣợc quỹ BHYT, đảm bảo quỹ BHYT có đủ khả năng chi trả chi phí KCB của những ngƣời tham gia và các chi phí hợp lý khác.
- Góp phần thực hiện chính sách ASXH: Quỹ BHYT là trụ cột thực hiện chính sách BHYT, mà chính sách BHYT là một trụ cột của hệ thống ASXH. Do đó, quản lý quỹ thu BHYT đảm bảo hiệu quả, hiệu lực là rất quan trọng nhằm tập trung đầy đủ bền vững các nguồn lực tài chính để trang trải các chi phí, giữ quỹ BHYT ở trạng thái cân bằng tài chính; từ đó góp phần thực hiện chính sách ASXH của đất nƣớc.