Thực trạng kiểm soát hoạt động thu bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

Trong các năm 2017- 2021, BHXH tỉnh Bình Định đã chú trọng công tác kiểm soát hoạt động thu BHYT. Công tác kiểm soát thu BHYT đƣợc Giám đốc BHXH tỉnh giao cho Phòng thanh tra- kiểm tra trực tiếp tham mƣu và thực hiện từ việc lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra.

Thời gian qua, BHXH tỉnh áp dụng 02 hình thức kiểm soát hoạt động thu BHYT bao gồm: (1) Kiểm tra định kỳ áp dụng cho hoạt động kiểm tra nội bộ và kiểm tra các đơn vị SDLĐ theo tháng, quý; (2) Kiểm tra đột xuất áp dụng cho những trƣờng hợp đặc thù có sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, của Giám đốc BHXH tỉnh.

Nội dung kiểm soát hoạt động thu BHYT tập trung vào:

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định của Nhà nƣớc, của BHXH Việt Nam trong quản lý thu BHYT.

- Kiểm tra việc kê khai, nộp BHYT của các đối tƣợng: (1) Kiểm tra mức thu nộp theo đúng tiến độ, thời hạn quy định; (2) Kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác về số tiền, thời gian đóng BHYT đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; (3) Kiểm tra việc kê khai danh sách, đăng ký đóng BHYT đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng loại hình theo quy định. Trong đó, các hoạt động đƣợc tiến hành chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát sự chính xác về số tiền thể hiện qua việc ngƣời dân, đơn vị SDLĐ có đóng đúng BHYT theo quy định pháp luật hay không.

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống đại lý thu: (1) Kiểm tra việc chấp hành quy định về treo biển hiệu, thẻ nhân viên, điều kiện cơ sở vật chất về cơ bản có đầy đủ thẻ nhân viên, nhƣng khi giao dịch thu vẫn chƣa đeo thẻ nhân viên theo quy định. Các điểm thu đều có treo Biển “Điểm thu” theo đúng quy định, tuy nhiên vẫn còn có điểm thu nhƣng chƣa treo Biển “Điểm thu” hoặc do hƣ hỏng nhƣng chƣa khắc phục. Thực tế, qua công tác kiểm tra có nhiều trƣờng hợp không nắm, hoặc nắm không đầy đủ nghiệp vụ thu. Trong quá trình tổ chức khai thác còn thụ động, chờ ngƣời đến tham gia, chƣa có kế hoạch thƣờng xuyên đi tuyên truyền vận động dẫn đến số ngƣời đƣợc giao phát triển không đạt theo tiến

độ đƣợc giao. (2) Kiểm tra việc thực hiện quy trình nghiệp vụ thu, việc sử dụng biên lai thu tiền BHYT: Các nhân viên Đại lý thu đã chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý thu BHYT đối tƣợng tự đóng. Tất cả Điểm thu đều sử dụng Biên lai thu tiền BHYT theo đúng mẫu do cơ quan BHXH phát; khi thu tiền đã xuất 01 liên giao cho ngƣời đóng tiền, 01 liên nộp cơ quan BHXH và 01 liên lƣu giữ tại đại lý. Tuy nhiên một số trƣờng hợp trong biên lai thu vẫn chƣa ghi đầy đủ ngày tháng, thời gian sử dụng thẻ BHYT... Sau khi thu tiền của ngƣời tham gia, các nhân viên đã kịp thời nộp đầy đủ số tiền, đúng thời gian để chuyển cho BHXH cấp huyện. (3) Kiểm tra sổ sách, chứng từ, báo cáo sổ BHXH, thẻ BHYT: các nhân viên đã cơ bản mở sổ sách để ghi chép, thống kê, theo dõi tình hình tham gia BHYT của các đối tƣợng. Tuy nhiên việc ghi chép của một số trƣờng hợp không đầy đủ, không rõ ràng, khoa học, tất cả các đối tƣợng đều ghi vào 01 quyển, dẫn đến việc khó khăn trong theo dõi quá trình đóng để đốn đốc ngƣời tham gia tiếp tục đóng. Việc đối chiếu giữa Bƣu điện cấp huyện, UBND xã và các đơn vị trƣờng học và nhân viên đại lý còn chƣa chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra của các bên.

Bảng 2.12: Kết quả kiểm soát hoạt động thu BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2017- 2021

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021

1 Số cuộc kiểm tra định kỳ

Cuộc

12 13 9 10 12 2 Số cuộc kiểm tra đột xuất

liên ngành 6 4 5 7 8

3 Số vi phạm của cán bộ, viên chức cơ quan BHXH

Trƣờng hợp

0 1 4 1 4 4 Số vi phạm của nhân viên

đại lý thu 3 2 0 2 1

5 Số vi phạm của các đơn vị

SDLĐ 9 12 11 9 9

6 Số tiền BHYT đề nghị truy

thu Triệu

đồng

66,36 75,54 73,22 74,97 68,58 7 Số tiền BHYT đã truy thu 54,61 50,53 57,78 56,78 63,54

Trong giai đoạn 2017- 2021, BHXH tỉnh Bình Định thực hiện tổng cộng 86 cuộc kiểm tra (bao gồm 56 cuộc kiểm tra định kỳ cùng 30 cuộc kiểm tra đột xuất liên ngành). Trong đó, các cuộc kiểm tra định kỳ việc kê khai, lập danh sách tham gia BHYT của NLĐ đang làm việc tại các đơn vị, DN. Qua công tác kiểm tra, BHXH tỉnh đã phát hiện một số DN kê khai không đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHYT, kê khai mức tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHYT thấp hơn so với mức tiền lƣơng ghi trong hợp đồng lao động.BHXH tỉnh Bình Định cũng đã tham mƣu UBND tỉnh Bình Định lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại đơn vị. Trong giai đoạn từ năm 2017- 2021, BHXH tỉnh Bình Định đã phối hợp với Thanh tra Nhà nƣớc tỉnh, các Sở ban ngành, Liên đoàn lao động tỉnh và Chi cục thuế tỉnh tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các DN trên địa bàn tỉnh.

Công tác kiểm soát đã giúp BHXH tỉnh Bình Định truy thu về quỹ BHYT số tiền vi phạm. Tuy nhiên, do quyền hạn của cơ quan BHYT hiện nay rất hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị với các cơ quan có thầm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Các quyết định xử lý sau khi kiểm tra chƣa đƣợc nhiều đơn vị SDLĐ nghiêm túc thực hiện. Việc theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị SDLĐ đƣợc kiểm tra chƣa chặt chẽ, dẫn đến, hạn chế hiệu quả công tác kiểm tra của cơ quan BHXH.

chế tài mạnh đó là xử lý hình sự, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng,... Hộp 3: Phỏng vấn Ông: Trần Văn Trung

Chức vụ: Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định

Câu hỏi: Mong Ông cho biết đánh giá của mình về công tác kiểm soát hoạt động thu BHYT tại BHXH tỉnh trong thời gian vừa qua?

Trả lời: Thời gian qua, thông qua các đợt kiểm tra đột xuất và định kỳ mà cơ quan BHXH tỉnh Bình Định đã phát hiện nhiều đơn vị SDLĐ vi phạm pháp luật về BHYT bắt buộc. Các đơn vị SDLĐ vi phạm lần đầu đã đƣợc cơ quan BHXH nhắc nhở và có các văn bản ghi nhớ để có tính răn đe với các đơn vị

SDLĐ khác. Các đơn vị SDLĐ lần đầu vi phạm đã đƣợc cơ quan BHXH cử cán bộ đến tận nơi để hƣớng dẫn đơn vị thực hiện các thủ tục hành chính và hƣớng dẫn đơn vị thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình đối với ngƣời lao động. Đối với các đơn vị SDLĐ vi phạm lần 02, lần 03 trở lên đã đƣợc cơ quan BHXH xử phạt với các hình thức răn đe mạnh hơn.

Khó khăn trong công tác kiểm soát hoạt động thu BHYT tại BHXH tỉnh Bình Định trong thời gian qua là các khó khăn về nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra. Với lực lƣợng thanh, kiểm tra rất mỏng ở các cấp dẫn đến hạn chế trong công tác giám sát và kiểm tra các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia BHYT.

Khó khăn về thủ tục hành chính, theo quy định hiện hành Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 quy định cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực và ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức. Điều này dẫn đến bất cập trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đóng BHYT đối với cơ quan BHXH vì lực lƣợng chính thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành là viên chức.

Khó khăn trong phối kết hợp giữa các ngành chức năng, các cấp ủy và chính quyền địa phƣơng, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT bắt buộc dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra nhiều khi còn chồng chéo giữa các đơn vị, dẫn đến khó khăn cho cả cơ quan BHXH và khó khăn cho cả đơn vị SDLĐ.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là khó khăn trong việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm Luật BHXH. Hiện nay các chế tài xử phạt còn hạn chế dẫn đến chƣa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp. BHXH Việt Nam áp dụng hình thức xử phạt hành chính là tính lãi nhƣng lại cao hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng. Trong khi, nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. do vậy, đa số chủ DN chọn giải pháp “thông minh” là chịu phạt chậm nộp bảo hiểm cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)