2.3.2.1. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm y tế
Nhận thức rõ vai trò của công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BHYT, BHXH tỉnh Bình Định luôn coi trọng và xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm, dự trù kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh thông qua một số hình thức chủ yếu trong giai đoạn 2017- 2021 nhƣ: Đăng báo, truyền hình, tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp đến ngƣời dân; phát tờ rơi tuyên truyền, treo các biển tuyên truyền, áp phích cỡ lớn tại trung tâm tỉnh, xã và các trục đƣờng chính đông ngƣời qua lại hoặc tại các vị trí trung tâm.
Một điểm khả quan trong hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BHYT thời gian qua là đã có sự phối hợp mạnh mẽ với các cơ quan truyền thông, đủ kinh phí để xây dựng chuyên mục hàng tháng trên sóng truyền hình, chuyên mục hàng tuần trên Báo Bình Định, chuyên mục hỏi đáp cuối tuần trên sóng phát thanh, tổ chức đối thoại trực tuyến trên kênh truyền hình và cổng thông tin của tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, trung tâm Văn hóa và Thể thao,Ban Thông tin và Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức các buổi tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với nhân dân,...
Mặc dù hình thức tuyên truyền thời gian qua còn khá cứng nhắc, nội dung tuyên truyền chƣa thực sự chƣa đa dạng và lôi cuốn, nhƣng nhìn chung, công tác tuyên truyền về chính sách BHYT của BHXH tỉnh Bình Định trong giai đoạn này cũng có những kết quả nhất định. Một bộ phận nhân dân đã biết đến hình thức BHYT. Tuy nhiên do sự lựa chọn ngƣợc, chỉ tham gia cho ngƣời yếu nên nguyên tắc tƣơng trợ, số đông bù số ít của BHYT chƣa bảo đảm. Việc số ngƣời tham gia BHYT, đặc biệt là đối với nhóm BHYT bắt buộc trong thời gian qua có xu hƣớng gia tăng vẫn chủ yếu do sự tác động bởi tăng giá viện phí.
Theo bảng 2.5 phía dƣới, BHXH tỉnh Bình Định thực hiện các hình thức tuyên truyền, từ hình thức mở hội nghị tuyên truyền để trực tiếp phổ biến chính
sách, pháp luật về BHYT đến ngƣời dân, DN, trực tiếp giải đáp các câu hỏi thắc mắc của ngƣời dân, DN về chính sách, pháp luật BHYT tại hội nghị, đến hình thức tuyên truyền gián tiếp thông qua tin, bài trên hệ thống báo đài, phát tờ rơi tuyên truyền đến ngƣời dân. Kết quả là nhận thức của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh về chính sách, pháp luật về BHYT, về nghĩa vụ tham gia và quyền lợi đƣợc hƣởng khi tham gia BHYT đƣợc nâng lên, từ đó làm cho số ngƣời tham gia BHYT hàng năm trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên, năm sau cao hơn năm trƣớc. Bên cạnh đó, số lƣợng áp dụng các hình thức tuyên truyền cũng rất đều đặn qua các năm, tùy thuộc vào chính sách mỗi năm mà việc áp dụng hình thức nào đƣợc chú trọng hơn. Chỉ có năm 2020 dƣới các ảnh hƣởng của đại dịch Covid mà số lƣợng các hình thức này giảm vì ngân sách giảm và việc thực hiện giãn cách xã hội trong những thời điểm cao độ của đợt dịch 1,2,3.
Bảng 2.5: Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách BHYT tại BHXH tỉnh Bình Định gia đoạn 2017- 2021
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 1 Báo, truyền hình Lƣợt 6 8 8 12 4 2 Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền Lƣợt 4 5 2 3 4 3 Phát tờ rơi Tờ 58.000 66.000 67.000 50.000 53.000 4 Treo áp phích Cái 23 17 25 22 19 5 Tổ chức các Hội thi Lƣợt 4 5 5 3 2 6 Tổng kinh phí thực hiện hoạt động Triệu đồng 200 250 250 150 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BHXH tỉnh Bình Định các năm 2017- 2021
Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành, BHXH tỉnh cùng các BHXH các huyện, thành phố, thị xã thƣờng xuyên phối hợp để tổ chức Hội thi tuyên truyền viên BHXH, BHYT tỉnh Bình Định. Theo đó, mỗi BHXH cấp (tỉnh, huyện) sẽ thành lập đội tham gia với thành viên là các cán bộ, viên chức, cộng tác viên tuyên truyền và các đại lý thu BHXH. Mục đích của các Hội thi là nhằm
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH, BHYT, BHTN. Đây cũng là dịp để BHXH các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình công tác, những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác tuyên truyền.
Đối với đối tƣợng tuyên truyền là ngƣời dân, NLĐ, ngƣời SDLĐ, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHYT của BHXH tỉnh khá đa dạng; kinh phí đầu tƣ cũng tƣơng đối lớn và có xu hƣớng tăng qua từng năm. Thực tế cho thấy, hình thức tuyên truyền bằng các bài tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, các bài viết trên Báo Bình Định không có tác dụng rõ ràng, bởi vì số lƣợng ngƣời xem, đọc không nhiều. Tuy nhiên, các hình thức có tính trực quan hơn nhƣ tổ chức hội nghị đối thoại ở cơ sở và việc phát hành ấn phẩm tuyên truyền thƣờng tỏ ra có tác dụng mạnh hơn. Do đó thời gian qua, BHXH tỉnh rất chú trọng đến những hình thức tuyên truyền đó.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền về BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Định đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định, đã giúp cho ngƣời dân hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật BHYT. Từ việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân về chính sách BHYT đã giúp cho họ hiểu đƣợc lợi ích của việc tham gia BHYT, tính nhân văn, tính cộng đồng chia sẻ của chính sách BHYT, làm cho số ngƣời tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách BHYT vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ triển khai sâu rộng, đa số các đợt tuyên truyền về BHYT thƣờng kết hợp tuyên truyền nhiều nội dung cùng với chính sách BHYT, các đợt tuyên truyền riêng về chính sách BHYT chƣa nhiều. Mặt khác, mặc dù số lƣợng hoạt động tuyên truyền ngày càng đƣợc tăng lên năm sau cao hơn năm trƣớc, nhƣng số lƣợng vẫn hạn chế, các kênh tuyên truyền chƣa rộng để đƣa chính sách BHYT đến với NLĐ, nhiều NLĐ thuộc diện tham gia BHYT đƣợc tiếp cận, hoặc đƣợc tiếp cận nhƣng chƣa hiểu rõ về chính sách này. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy nội dung của các hình thức tuyên truyền qua đăng tải các tin, bài trên các phuơng tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền
bằng trực quan và ấn phẩm còn đơn điệu, cứng nhắc, chƣa gây đƣợc ấn tƣợng, chƣa thu hút công chúng, nội dung tuyên truyền chƣa đi sâu, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chƣa chủ động, chƣa thƣờng xuyên liên tục, chƣa thống nhất, chƣa đạt hiệu quả cao. Công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành vẫn chƣa nhiều, các hoạt động tuyên truyền chủ yếu là do cơ quan BHXH tự tổ chức nên với nguồn lực có hạn số lƣợng đối tƣợng đƣợc tuyên truyền chƣa nhiều.
2.3.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống đại lý thu bảo hiểm y tế a) Đối với hệ thống đại lý thu truyền thống
Hệ thống đại lý thu truyền thống là hệ thống đại lý truyền thống của ngành BHXH, hằng năm BHXH các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc BHXH tỉnh Bình Định có văn bản triển khai, tham mƣu trực tiếp với UBND các huyện, thành phố, thị xã để chỉ đạo UBND các xã, phƣờng, thị trấn bố trí cán bộ đủ năng lực, phẩm chất và giới thiệu làm đại lý thu BHYT. BHXH các huyện, thành phố, thị xã sau khi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị làm đại lý thu BHYT sẽ ký hợp đồng với các đại lý đủ điều kiện vào đầu năm và tiến hành thanh lý hợp đồng vào cuối năm. Trong năm, cơ quan BHXH xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của các đại lý thu BHYT để kịp thời đánh giá, chấn chỉnh đối với những tồn tại, hạn chế của đại lý thu.
Trong giai đoạn từ năm 2017- 2021, số lƣợng đại lý thu BHYT xã, phƣờng, thị trấn bao phủ tƣơng đối toàn diện đến tất cả các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, do hoạt động song song với hệ thống đại lý Bƣu điện thì đại lý xã, phƣờng, thị trấn có xu hƣớng thu hẹp do hoạt động kém hiệu quả.
Bảng 2.6: Tình hình phát triển đại lý thu BHYT truyền thống tại BHXH tỉnh Bình Định gia đoạn 2017- 2021
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021
1 Số đại lý thu Đại lý 27 25 20 20 21 2 Số điểm thu Điểm 37 25 21 21 26 3 Số nhân viên đại lý thu Ngƣời 40 38 33 34 36
Thời gian qua, hiệu quả của các đại lý thu truyền thống của BHXH tỉnh chƣa thực sự cao khi tỷ lệ bao phủ BHYT chƣa cao. Một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của các đại lý thu truyền thống chƣa cao nhƣ: nhân viên đại lý xã, phƣờng, thị trấn là cán bộ xã hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm do vậy bị ảnh hƣởng bởi khối lƣợng công việc chuyên môn nhiều, chƣa đầu tƣ nhiều thời gian cho công tác khai thác, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT; Một số đại lý thay đổi nhân sự chƣa kịp đề nghị BHXH tỉnh đào tạo nhân viên mới; Tại các địa phƣơng đại lý Bƣu điện hoạt động tốt thì đại lý xã có xu hƣớng chuyển cho đại lý bƣu điện; Một số đại lý xã, phƣờng, thị trấn chƣa ghi chép, theo dõi sát sao các trƣờng hợp đã tham gia để gia hạn thẻ kịp thời cũng làm ảnh hƣởng đến việc duy trì, phát triển, mở rộng đối tƣợng. Ở những địa bàn vùng sâu vùng xa, mật độ dân cƣ thƣa thớt, hoạt động của các đại lý thu BHYT xã, phƣờng, thị trấn càng hạn chế do quãng đƣờng từ hộ gia đình đến trung tâm UBND xã còn xa, một phần do trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn nên rất khó vận động để ngƣời dân tham gia.
Để đƣợc ký kết hợp đồng, các đại lý thu phải đƣợc sự giới thiệu và bảo lãnh của chính quyền địa phƣơng. Trong khi đó, lãnh đạo một số xã, phƣờng, thị trấn e ngại trách nhiệm khi bảo lãnh và cam kết thanh toán toàn bộ số tiền nếu đại lý thu làm thất thoát gây thiệt hại cho cơ quan BHXH dẫn đến việc ký kết hợp đồng với đại lý kéo dài, ảnh hƣởng đến tiến độ thu.
Một số đại lý đủ điều kiện ký hợp đồng nhƣng qua thời gian hoạt động không hiệu quả phải thanh lý hợp đồng, số đại lý ký hợp đồng mới phải mất thời gian đào tạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ nên ảnh hƣởng đến việc khai thác, vận động ngƣời dân tham gia BHYT.
b) Đối với hệ thống đại lý thu Bưu điện
Hệ thống đại lý thu bƣu điện mới bắt đầu đƣợc BHXH tỉnh Bình Định triển khai từ năm 2015, hằng năm BHXH tỉnh ký hợp đồng với Bƣu điện tỉnh về việc làm đại lý thu BHXH, BHYT, theo dõi sát sao việc thực hiện hợp đồng của đại lý Bƣu điện thông qua công tác kiểm tra, yêu cầu báo cáo, thẩm định hồ sơ và xây
dựng kế hoạch đào tạo nhân viên đại lý mới, đào tạo lại nhân viên đại lý cũ, thu hồi thẻ nhân viên đại lý không đủ điều kiện.
Với mạng lƣới Bƣu điện có độ che phủ đến các xã, điểm thu đặt tại vị trí tốt, thuận tiện cho những đối tƣợng có nhu cầu tham gia, nhân viên Bƣu điện về cơ bản là những ngƣời có trình độ, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo về nghiệp vụ, sử dụng mẫu biểu, cũng nhƣ quy trình thủ tục đăng ký hồ sơ nên có tính chuyên nghiệp cao trong công việc.
Trong các năm 2017- 2021, toàn bộ các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Định đều đã có đại lý thu Bƣu điện. Số lƣợng đại lý thu, điểm thu và nhân viên thu tại đại lý Bƣu điện trong giai đoạn này khá ổn định.
Bảng 2.7: Tình hình phát triển đại lý thu BHYT Bƣu điện tại BHXH tỉnh Bình Định gia đoạn 2017- 2021
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021
1 Số đại lý thu Đại lý 23 23 25 19 23 2 Số điểm thu Điểm 12 15 19 28 38 3 Số nhân viên đại lý thu Ngƣời 25 29 27 21 25
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BHXH tỉnh Bình Định các năm 2017- 2021
Tuy nhiên thực tế cho thấy từ khi triển khai thực hiện thu BHYT thông qua hệ thống đại lý Bƣu điện, hoạt động thu BHYT tại các đại lý này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể: Cơ sở vật chất của một số điểm thu còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; Hệ thống bƣu điện còn thực hiện nhiều dịch vụ truyền thống của ngành do đó chƣa đầu tƣ thời gian cho việc tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia BHYT; Đối tƣợng tham gia BHYT tự đóng đang có chiều hƣớng giảm vì số đông đã đƣợc cấp thẻ BHYT theo ngƣời đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Số còn lại ngƣời dân có mức sống khá hơn chƣa mặn mà với dịch vụ KCB BHYT.
2.3.2.3. Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Với mục tiêu tiến đến BHYT toàn dân, trong giai đoạn 2017- 2021, BHXH tỉnh Bình Định đã không ngừng nâng cao nhận thức của ngƣời dân về chính sách BHYT, từ đó vận động, khuyến khích thêm nhiều ngƣời dân tham
gia BHYT mới nhằm đạt mục tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHYT, mở rộng diện bao phủ BHYT.
BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc đã tích cực đẩy mạnh phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan có hữu quan ở địa phƣơng để xây dựng và quản lý danh sách đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc một cách đầy đủ, cập nhật liên tục. Từ đó, có phƣơng án thông báo, hƣớng dẫn các đơn vị SDLĐ kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHYT bắt buộc cho NLĐ theo quy định của pháp luật, và có phƣơng án thu hút sự tham gia của ngƣời dân thuộc đối tƣợng của chính sách.
Định kỳ BHXH các cấp báo cáo UBND đồng cấp, cơ quan Lao động- Thƣơng binh & Xã hội của địa phƣơng về tình hình chấp hành pháp luật về BHYT bắt buộc của các đơn vị SDLĐ trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng không đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc theo quy định của pháp luật. Các trƣờng hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHYT bắt buộc nhƣ không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHYT bắt buộc không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập biên bản, truy thu BHYT bắt buộc cho NLĐ theo quy định.
Bảng 2.8: Đối tƣợng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Định 2017- 2021
ĐVT: 1.000 người Stt Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 1 NLĐ, ngƣời SDLĐ 222,6 190,8 212,6 227,9 242,8 - Tỷ lệ tăng trưởng (%) - - 14,29 + 11,43 + 7,20 + 6,54 2 Nhóm NSNN đóng 432,0 422,5 543,5 427,4 414,1 - Tỷ lệ tăng trưởng (%) - - 2,20 + 28,64 - 21,36 - 3,11 3 Nhóm NSNN hỗ trợ đóng 458,2 545,1 595,2 612,5 642,6 - Tỷ lệ tăng trưởng (%) - + 18,97 + 9,19 + 2,91 + 4,91 4 Nhóm BHYT hộ gia đình 196,4 204,4 155,9 156,7 128,5 - Tỷ lệ tăng trưởng (%) - + 4,07 - 23,73 + 0,51 - 18,00 Tổng cộng 1.309,2 1.362,8 1.417,2 1.424,5 1.428,0 - Tỷ lệ tăng trƣởng (%) - + 4,09 + 3,99 + 0,52 + 0,25