- Xác định hệ thống các nhân tố ảnh hƣởng đến kế hoạch thu BHYT. Ngoài các nhân tố ảnh hƣởng đến kế hoạch thu BHYT hiện nay, cần bổ sung nhân tố tăng giá viện phí, nhân tố thu nhập bình quân đầu ngƣời (phối hợp với Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội để thu thập số liệu cùng với điều tra hộ nghèo hàng năm). - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu báo cáo thống kê theo các nhân tố ảnh hƣởng đã xác định, tổ chức thu thập chuỗi số liệu thời gian thống nhất từ BHXH cấp huyện lên BHXH tỉnh nhằm cung cấp số liệu chính xác, tin cậy, kịp thời cho lập kế hoạch thu BHYT.
- Sử dụng rộng rãi các phƣơng pháp tiên tiến của công tác dự báo trong lập kế hoạch. Trƣớc hết để dự báo giá trị tƣơng lai của các nhân tố ảnh hƣởng trong năm kế hoạch, từ đó xây dựng mô hình hồi quy tƣơng quan bội phù hợp để xác định số ngƣời tham gia BHYT năm kế hoạch dựa vào các biến độc lập là các nhân tố ảnh hƣởng đã xác định.
- Nhân tố lƣơng cơ sở, đơn giản là dùng mức tăng lƣơng cơ sở của năm hiện hành cho năm kế hoạch, thời điểm tăng lƣơng thông thƣờng vào tháng 06 hàng năm. Nhân tố này dùng để tính mức đóng từng ngƣời tham gia/năm.
để dự báo tỷ lệ giảm nghèo năm kế hoạch.
- Nhân tố tăng bình quân giá viện phí dựa vào lộ trình tăng giá viện phí của Bộ y tế và giá viện phí hiện hành để dự báo mức tăng bình quân giá viện phí mới. - BHXH tỉnh cần tuân thủ đúng quy trình lập dự toán thu, khi nhận đƣợc văn bản hƣớng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán thu năm kế hoạch của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh cần tổ chức thực hiện lập dự toán thu BHYT bám sát với tình hình thực tế địa phƣơng, dự toán cần phải chi tiết, rõ ràng.
- BHXH tỉnh cần chỉ đạo Phòng Quản lý thu xây dựng kế hoạch hàng quý, tháng sử dụng phƣơng pháp thời vụ của chuỗi số liệu thời gian các quý, tháng thuộc năm trƣớc liền kề để dự báo số kế hoạch hàng quý, tháng trên cơ sở số kế hoạch năm để phản ánh tính chu kỳ theo đặc thù phƣơng thức đóng của BHYT.
- BHXH tỉnh cần chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo công tác phát triển đối tƣợng, giao chỉ tiêu BHYT hàng tháng cho xã, phƣờng, thị trấn và các đại lý thu, từ đó mới có cơ sở đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu thu và quản lý thu BHYT.
- Tăng cƣờng công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHYT bao gồm quản lý những đối tƣợng thuộc diện tham gia BHYT, quản lý những đối tƣợng đang tham gia BHYT và những đối tƣợng chƣa tham gia BHYT để làm cơ sở cho việc dự báo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch thu BHYT.Nắm chắc số đơn vị SDLĐ và quỹ tiền lƣơng của từng đơn vị để từ đó thu BHYT cho đúng và đủ. Tăng số lần kiểm tra, giám sát định kỳ việc nộp BHYT của các đơn vị. Tránh tình trạng đơn vị khai giảm lao động và quỹ tiền lƣơng để từ đó giảm số thu BHYT mà đơn vị phải nộp. - Đối với kế hoạch thu BHYT còn nợ đọng, BHXH tỉnh Bình Định cần đƣa ra phân loại các trƣờng hợp nợ BHYT, đồng thời đánh giá đƣợc quy mô và tính chất của khoản nợ. Tƣơng ứng với tính chất của từng nhóm đối tƣợng nợ BHYT áp dụng các phƣơng thức xử lý nợ bằng các phƣơng pháp và cấp độ phù hợp.
- Đối với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thu BHYT đối với DN, thực hiện cơ chế một cửa trong khâu tiếp nhận, cần có những đổi mới về phƣơng pháp, công cụ quản lý trong công tác thu BHYT để tạo điều kiện cho các DN
thuận lợi hơn trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm của mình.