Giới thiệu một số mô hình tòa soạn hội tụ trên thế giới

Một phần của tài liệu Vấn đề quản lý tòa soạn hội tụ ở việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp báo điện tử vnexpress) (Trang 37 - 52)

Mô hình là một công cụ giúp chúng ta thể hiện một sự vật, hiện tƣợng, quá trình…nhằm phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất; giúp ngƣời ta có thể dễ dàng hình dung về đối tƣợng mà mình đã và đang nghiên cứu. Do đó, tòa soạn hội tụ đã trở thành một trong những mô hình tòa soạn đƣợc quan tâm rất nhiều hiện nay. Tòa soạn hội tụ đƣợc đánh giá là một mô hình tòa soạn hiện đại trên thế giới với việc tổ chức vận hành, quản lý một cách chặt chẽ, khoa học và chuyên nghiệp. Hầu hết, các tòa soạn hội tụ trên thế giới đều có xuất phát điểm từ một loại hình báo chí nhất định làm nền tảng. Trong đó, tùy vào từng loại hình báo chí nền tảng của từng tòa soạn mà ngƣời ta chia tòa soạn hội tụ thành 3 mô hình khác nhau. Cụ thể gồm:

- Mô hình tòa soạn hội tụ 1.0: lấy báo in làm nòng cốt và sản phẩm in ấn làm trung tâm.

- Mô hình tòa soạn hội tụ 2.0: lấy báo mạng điện tử làm nòng cốt và sản phẩm kỹ thuật số làm trung tâm.

- Mô hình tòa soạn hội tụ 3.0: đây là mô hình tòa soạn hợp nhất có đặc điểm ƣu tiên các kênh thông tin số và không tồn tại ranh giới giữa các loại hình báo chí.

32

Nếu chia theo sự hợp nhất giữa các ban trong cùng một tòa soạn hội tụ thì chúng ta có thể chia tòa soạn hội tụ thành 3 loại gồm có hợp nhất hoàn toàn, liên kết truyền thông và làm việc độc lập.

Song để thuận tiện cho việc giới thiệu các mô hình tòa soạn tiêu biểu trên thế giới, tác giả khóa luận xin không đi sâu vào cách chia mô hình tòa soạn theo sự hợp nhất giữa các ban trong cùng một tòa soạn mà chỉ đi sâu vào các mô hình tòa soạn 1.0, mô hình tòa soạn 2.0 và mô hình tòa soạn 3.0 với các ví dụ điển hình. Cụ thể nhƣ sau:

1.1.4.1. Mô hình tòa soạn hội tụ 1.0 với điển hình tòa soạn Osterreich (Áo)

- Khái quát về mô hình tòa soạn hội tụ 1.0

Mô hình tòa soạn hội tụ 1.0 là một mô hình tƣơng đối gần với mô hình tòa soạn báo in truyền thống khi nó lấy báo in làm nòng cốt và sản phẩm in ấn làm trung tâm. Điểm khác biệt lớn nhất ở mô hình này chính là sự liên kết giữa báo in và báo mạng trong cùng một tòa soạn. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự liên kết nhiều hơn một loại hình cốt lõi song báo mạng chỉ là một hình thức truyền tin trực tuyến khác của báo in.

Ở mô hình tòa soạn 1.0, công việc của biên tập viên, phóng viên báo in và báo mạng vẫn còn sự độc lập truyền thống. Họ vẫn làm việc trong cùng một không gian văn phòng nhƣng vẫn chủ yếu tập trung sản xuất tin bài cho báo in. Còn báo mạng sẽ hoạt động để đăng tải các bài báo in lên trang mạng trực tuyến. Phóng viên, biên tập viên báo mạng có thể lựa chọn những tin tức nổi bật, nóng hổi giữ nguyên hoặc biên tập lại đƣa lên mạng.

Nhìn chung, mô hình tòa soạn hội tụ 1.0 chỉ là mô hình tòa soạn hợp nhất một phần, chỉ hợp nhất về mặt không gian làm việc. Các yếu tố hợp nhất về các dòng thông tin, nội dung tin tức còn hạn chế, chƣa có sự phát triển mạnh. Phóng viên vẫn hoạt động độc lập cho một loại hình chính mà chƣa có sự phát triển cùng nhiều loại hình khác và ứng dụng các phƣơng tiện kỹ thuật – công nghệ hiện đại.

33

- Giới thiệu về tờ báo Osterreich

Osterreich là một tờ nhật báo của quốc gia Áo đƣợc ra đời vào năm 2006. Đây là một tờ báo in gồm 32 trang, khổ nhỏ 34x26cm. Hiện nay, tờ Osterreich đã trở thành nhật báo lớn thứ hai của Áo, xếp sau Kronen Zeitung. Mỗi ngày, tờ báo Osterreich có số lƣợng phát hành lên tới 175.000 ấn bản. Ngoài những ấn bản báo in truyền thống, tờ báo này còn xuất bản một số những ấn bản nhỏ gọn khác, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đọc báo hàng ngày và mang đi.

Không chỉ thuần túy là một tờ báo in, vào năm 2006, tờ Osterreich cũng thành lập phiên bản điện tử có địa chỉ http://www.oe24.at/ và đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin cho phiên bản báo mạng này. Đặc điểm nổi bật của tờ báo này cũng nằm ở việc hoạt động dựa trên thƣơng hiệu và các chiến lƣợc quảng cáo thƣờng xuyên. Osterreich chủ yếu sử dụng phƣơng pháp sáng tạo tiểu thuyết nhằm mang tới cho độc giả hiện đại những tin tức thời sự nóng hổi hằng ngày và cả những thông tin giải trí hào nhoáng mang phong cách tạp chí. Chính vì vậy, Osterreich đã trở thành tờ báo tiên phong cho mô hình tòa soạn hội tụ ở quốc gia Áo.

- Mô hình tòa soạn hội tụ của tờ Osterreich

Năm 2006, khi tờ báo ra đời, tòa soạn hội tụ Osterreich đã đƣợc xây dựng tại thủ độ Vienna xinh đẹp của Áo. Osterreich đã bố trí phòng tin tức hội tụ theo mô hình “bánh xe”. Trong đó bàn siêu biên tập (super desk) hay còn gọi là “tòa tháp quyền lực” đƣợc đặt ở vị trí trung tâm. Khu vực này sẽ do những ngƣời lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất làm việc, điều phối và thảo luận. Xung quanh là các bàn làm việc của các phóng viên thuộc nhiều ban chuyên môn phụ trách các lĩnh vực khác nhau.

34

Cách bố trí phòng tin tức hội tụ của tờ Osterreich. Ảnh: Chụp màn hình

Với kết cấu “bánh xe”, tòa soạn hội tụ của tờ Osterreich tạo nên một không gian văn phòng mở có sự hợp nhất về mặt bằng làm việc chuyên nghiệp. Các phóng viên, biên tập viên cho các loại hình báo chí sẽ làm việc trong cùng một môi trƣờng. Điều này sẽ càng thúc đẩy sự giao tiếp trong nội bộ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phóng viên trong công việc. Hàng ngày, khu vực siêu biên tập sẽ là địa điểm để các nhà biên tập tổ chức họp và thảo luận. Khi đó, các nội dung cụ thể của ban điện tử và ban in ấn đƣợc nêu rõ và các phóng viên của các ban chuyên môn cũng dễ dàng nắm bắt vấn đề chung để chủ động tổ chức sản xuất tin bài theo phƣơng hƣớng thích hợp nhất. Các quyết định phối hợp, hợp nhất các chủ đề và phƣơng tiện truyền tải thông tin cũng đƣợc các biên tập viên và các ban quyết định ngay thời điểm đó.

Điểm mới của tòa soạn báo Osterreich nằm ở sự xuất hiện của phiên bản báo mạng điện tử. Khi đó, sự liên kết, phối hợp và trao đổi giữa ban in ấn và ban điện tử càng trở nên khăng khít với nhau hơn. Ban in ấn sẽ cung cấp dữ liệu thông tin cho ban điện tử lựa chọn biên tập hoặc giữ nguyên tin tức để đăng tải lên trang báo mạng. Tuy nhiên, với xuất phát điểm từ báo in, lấy sản phẩm in ấn làm trung tâm, tòa soạn hội tụ của tờ báo Osterreich chỉ dùng lại ở

35

mặt hợp nhất về văn phòng làm việc. Trên thực tế, phóng viên, biên tập viên của từng loại hình báo chí vẫn còn hoạt động khá độc lập, chƣa có sự gắn kết hoàn toàn và phối hợp ăn ý nhất. Mặc dù Osterreich đã sử dụng 2 kênh truyền tải nội dung là báo in và báo mạng điện tử nhƣng lƣợng tin bài sử dụng trên báo mạng điện tử vẫn chủ yếu là biên tập lại từ báo in, chƣa có sự mới mẻ hơn về các yếu tố đa phƣơng tiện hiện đại.

1.1.4.2. Mô hình tòa soạn hội tụ 2.0 với điển hình tòa soạn The New York Times (Mỹ)

- Khái quát về mô hình tòa soạn hội tụ 2.0

Khác với mô hình tòa soạn hội tụ 1.0, mô hình tòa soạn hội tụ 2.0 có sự mới mẻ và phát triển hơn khi lấy báo mạng điện tử làm nòng cốt và sản phẩm kỹ thuật số làm trung tâm. Ở mô hình này, thông tin đƣợc ƣu tiên đăng tải trên kênh báo mạng điện tử trƣớc rồi mới đăng tải trên kênh báo in. Vì vậy, mô hình tòa soạn 2.0 đặc biệt tập trung phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng sự bùng nổ của mạng Internet và các thiết bị điện tử điện thoại di động, máy tính bảng, ipad,…

Về cơ chế hoạt động, nhóm siêu biên tập sẽ trực tiếp điều phối công việc cho các loại hình báo chí nói chung và từng loại hình báo chí cụ thể. Phóng viên sẽ cùng nhau tác nghiệp để sản xuất tin bài cho cả báo mạng và báo in hoặc nhiều các kênh truyền tải khác nhƣ truyền hình, phát thanh (nếu có). Bởi vậy, đội ngũ phóng viên trong mô hình tòa soạn hội tụ 2.0 có sự “đa nhiệm” hơn khi họ vừa phải viết cho báo mạng vừa phải viết cho báo in. Tần suất và cƣờng độ công việc vì thế sẽ cao hơn và gấp gáp hơn phóng viên làm việc trong mô hình tòa soạn 1.0.

Có thể thấy, mô hình tòa soạn hội tụ 2.0 đã có sự hợp nhất nhiều hơn không chỉ về không gian làm việc mà còn về phƣơng thức truyền tin. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chƣa có sự hợp nhất hoàn toàn cả 4 đặc điểm của tòa soạn hội tụ.

36

- Giới thiệu về The New York Times

The New York Times là một tờ nhật báo nổi tiếng bậc nhất đƣợc xuất bản tại thành phố New York. Tờ New York Times (NYT) trực thuộc tập đoàn New York Times Company, đƣợc thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1851 bởi nhà báo, nhà chính trị gia Henry Jarvis Raymond và nhân viên ngân hàng George Jones. Cho đến thời điểm hiện tại NYT vẫn luôn là một tờ báo nổi tiếng hàng đầu thế giới và quan trong nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngƣời ta vẫn luôn tin rằng NYT vẫn luôn là tờ báo “xô đổ” mọi kỷ lục về giải thƣởng báo chí danh giá nhất hành tinh Pulitzer khi một mình nắm trong tay tới 122 giải kể từ năm 1918.

Trụ sở đầu tiên của New York Times là một tòa nhà cao 52 tầng, đƣợc đặt tại 113 đƣờng Nassau, thành phố New York, Mỹ. Đến năm 1854, tờ báo chuyển về số 138 và 4 năm sau, tòa soạn tiếp tục chuyển về số 41 Park Row. Vào năm 1904, tòa soạn báo tiếp tục chuyển trụ sở về tòa tháp Times, số 1475 đƣờng Broadway trong khu vực có tên “quảng trƣờng Longacre”. Sau đó, quảng trƣờng này đã đƣợc đổi tên thành “Times Square” (quảng trƣờng Thời Đại) để tri ân tới tòa soạn báo nổi tiếng này. Ngoài trụ sở chính, tòa soạn còn sở hữu 10 văn phòng thông tin tại bang New York, 11 văn phòng thông tin quốc gia và 26 văn phòng thông tin ở nƣớc ngoài.

37

Tổng số báo in phát hành của New York Times trong năm 2013 xếp thứ 2 sau tờ Wall Street Journal ở Mỹ và đứng thứ 18 trên thế giới. Số lƣợng phát hành lên tới 1,87 triệu bản hằng ngày và hơn 2,3 triệu bản vào ngày chủ nhật. Trang báo mạng điện tử New York Time ra đời năm 1995 với địa chỉ https://www.nytimes.com/ và đi vào hoạt động sản xuất tin tức hàng ngày trên website từ ngày 22/1/1996. Đây là trang tin tức điện tử nổi tiếng nhất ở Mỹ và luôn lọt top website tin tức với lƣợt truy cập cao nhất, thu hút hơn trung bình hơn 30 triệu lƣợt truy cập mỗi tháng. Theo số liệu công bố bởi Alexa, tính tới 4/6/2017, trang web New York Times đứng thứ 32 tại Mỹ và xếp hạng 118 trên thế giới về số lƣợt ghé thăm trang (hay còn gọi là pageview) của độc giả. Hiện nay, phiên bản báo mạng của New York Times ngày càng gây đƣợc tiếng vang trong cộng đồng báo chí thế giới và công chúng toàn cầu. Nó mang đến cho mọi ngƣời đọc những trải nghiệm đa chiều về ngôn từ, hình ảnh, video, âm thanh, đồ họa (động, tĩnh)... trong các sản phẩm báo chí xuất sắc. Họ không chỉ sáng tạo về cách thức trình bày mà còn truyền tải những nội dụng, tin tức nóng hổi, khách quan và chân thực nhất.

- Mô hình tòa soạn hội tụ của The New York Times

Bắt kịp với sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số, vào đầu năm 2007, bà Jill Abramson – Tổng biển tập của tờ báo The New York Times lúc bất giờ đã quyết định chuyển đổi văn phòng tòa soạn kiểu cũ sang văn phòng tòa soạn hội tụ. The New York Times là một trong những ví dụ điển hình cho một mô hình tòa soạn hội tụ hiện đại và đƣợc đầu tƣ bài bản nhất thế giới.

Văn phòng tòa soạn hội tụ của New York Times có hình dạng một khu mở tích hợp hai bộ phận báo in và báo mạng. Không gian làm việc mở rộng với những bàn làm việc đặt ở trung tâm nhằm tạo điều kiện kết nối giữa các phóng viên của nhiều loại hình báo chí và nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự sắp đặt các phòng ban cũng đƣợc đồng nhất trên một mặt phẳng. Cụ thể nhƣ sau: Bộ phận sản xuất tin tức trực tuyến đặt cạnh bộ phận báo in. Bộ phận tin tức

38

trong nƣớc nằm ngay cạnh và cùng một dãy bàn làm việc với bộ phận tin tức quốc tế. Xung quanh là các ban chuyên môn khác nhƣ ban đồ họa, ban đa phƣơng tiện,…

Văn phòng hội tụ của The New York Times được sắp xếp gọn gàng, khoa học. Ảnh: http://www.flickr.com

Chính vì cùng làm việc trong một không gian, các phóng viên sẽ có cơ hội trao đổi, lên ý tƣởng cùng nhau và có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc tổ chức sản xuất tin bài. Không những thế, mô hình tòa soạn hội tụ của New York Times đã xóa nhòa khoảng cách giữa báo in và báo mạng điện tử cũng nhƣ các ban tin tức khác. Phóng viên thuộc tòa soạn hội tụ sẽ phải viết bài cho cả báo in và báo mạng thay vì hoạt động độc lập cho một loại hình trƣớc đây.

Văn phòng hội tụ mang đến cho The New York Times lợi ích lớn nhất chính là các ban khác nhau cùng tụ họp tại một văn phòng và chịu sự chi phối của hệ thống điều khiển duy nhất là trung tâm siêu biên tập do tổng biên tập và ngƣời đứng đầu các ban chuyên môn điều phối. Mỗi sáng, tòa soạn sẽ tổ chức họp mặt để bàn bạc, trao đổi các vấn đề cần giải quyết trong ngày. Những ngƣời đứng đầu sẽ trực tiếp trình bày, thảo luận về những sự kiện diễn

39

ra trong ngày, đề xuất các ý tƣởng chính,… Đồng thời, họ sẽ quyết định việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ thế nào, loại hình truyền tải ra sao để chỉ thị tổ chức sản xuất tới đội ngũ phóng viên cấp dƣới.

Tại tòa soạn hội tụ của The New York Times, phóng viên sẽ phải viết cho cả hai loại hình báo in và báo mạng điện tử. Họ sử dụng chung những nguồn tƣ liệu của nhau. Ví dụ nhƣ phóng viên báo in có thể dùng hình ảnh của phóng viên báo mạng và ngƣợc lại. Hoặc phóng viên báo mạng có thể sử dụng file ghi âm phỏng vấn của phóng viên báo in làm tƣ liệu viết bài,… Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về báo chí, sự liên kết và phối hợp giữa phóng viên báo in và báo mạng của The New York Times hiện vẫn còn hạn chế. Mặc dù có sự hỗ trợ lẫn nhau nhƣng đa phần các phóng viên vẫn đảm nhận viết chính cho một loại hình nhất định. Các sản phẩm báo in và báo mạng điện tử chƣa đa dạng khi chƣa có sự kết hợp mạnh mẽ giữa tƣ liệu của các phóng viên mà chủ yếu là những thông tin đơn chiều do cá nhân thực hiện.

The New York Times càng phát triển hơn khi họ đẩy mạnh sử dụng những yếu tố đa phƣơng tiện để đƣa tin. Sản phẩm báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

Một phần của tài liệu Vấn đề quản lý tòa soạn hội tụ ở việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp báo điện tử vnexpress) (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)