Dƣới tác động của xu thế hội tụ truyền thông và toàn cầu hóa thông tin trên toàn cầu, việc xây dựng và phát triển tòa soạn hội tụ ở các cơ quan báo chí tại Việt Nam và trên thế giới là một điều tất yếu. Tuy nhiên, bài toán khó đặt ra lại là hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ. Vấn đề này hoàn toàn chƣa đƣợc đề cập đến trong các nghiên cứu và khảo sát các tòa soạn hội tụ hiện nay. Quản lý tòa soạn hội tụ có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của tòa soạn và với các nhóm đối tƣợng, các bộ phận, các cá nhân trong tòa soạn.
Thông qua việc tìm hiểu những lý thuyết cơ sở về quản lý, nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm, tác giả khóa luận xin nêu ra một số các vai trò quan trọng của quản lý tòa soạn hội tụ. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, quản lý tòa soạn hội tụ có vai trò đặc biệt trong việc định hướng và phát triển những hoạt động của tòa soạn trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi sự nỗ lực của các đối tượng quản lý vào mục tiêu chung đó.
49
Ở bất cứ một tòa soạn nào, khi bắt tay vào quá trình quản lý, nhiệm vụ đầu tiên của các chủ thế quản lý sẽ luôn là xác định những mục tiêu hoạt động chung của tổ chức và cách thức hoạt động của tổ chức làm cốt lõi. Mỗi nhà lãnh đạo trong tòa soạn đều phải có sự cân nhắc, xét tƣơng quan tổng thể của tòa soạn để đƣa ra các mục tiêu chiến lƣợc. Mục tiêu chung của tòa soạn sẽ là cơ sở để hoạt động tòa soạn đi đúng hƣớng, có hiệu quả. Từ đó, tòa soạn hội tụ mới có thể tồn tại, phát triển mạnh mẽ trong sự hội nhập của phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại và thông tin hiện này. Nếu không có mục tiêu, tòa soạn hội tụ sẽ hoạt động vô căn cứ, không có sự thống nhất đồng đều từ cấp trên đến cấp dƣới, không có sự phối hợp giữa phóng viên các loại hình báo chí và các bộ phận với nhau. Điều này có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về việc các đối tƣợng quản lý phát triển sai hƣớng, hoạt động thiếu chủ đích, làm giảm hiệu quả của việc tác nghiệm và thực hiện các sản phẩm báo chí trọng tâm trong tòa soạn hội tụ.
Việc xây dựng mục tiêu của tòa soạn đòi hỏi kỹ năng quản trị chủ chốt của cơ quan chủ quản báo chí và ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí (tổng biên tập hoặc giám đốc). Họ sẽ phải có một kế hoạch quản lý bao gồm các hành động cụ thể, có mục đích bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng hƣớng, giải pháp và thời gian để thực hiện mục tiêu đó. Và cũng chính họ sẽ thực hiện quản lý tòa soạn hội tụ dựa trên các mục tiêu đó, định hƣớng các đối tƣợng quản lý hoạt động trên cơ sở những mục tiêu đã đƣợc nêu sẵn. Mọi sự hoạt động đi lệch với mục tiêu chung đều phải chịu trách nhiệm trƣớc chủ thể quản lý và tập thể. Kế hoạch mục tiêu có thể là kế hoạch dài hạn trong 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm,…; có thể là kế hoạch trung hạn trong vòng 1 đến 2 năm hoặc kế hoạch ngắn hạn theo quý 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc kế hoạch mục tiêu theo tuần. Ngoài ra, tùy theo sự vận động và phát triển của tòa soạn hội tụ mà hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ của chủ thể quản lý có thể đƣa ra các kế hoạch cấp tốc, đột xuất phù hợp với thực tế của tòa soạn trong từng hoàn cảnh nhất định.
50
Ví dụ, tại tòa soạn hội tụ báo điện tử VnExpress, tờ báo này luôn xây dựng những mục tiêu cốt lõi có kế hoạch và chiến lƣợc đó là: hoạt động luôn lấy việc chú trọng đảm bảo chất lƣợng của các sản phẩm báo chí làm hàng đầu. Chính vì vậy, các hoạt động quản lý tòa soạn VnExpress đều luôn có những sự thay đổi phù hợp với mục tiêu trên. Cụ thể, VnExpress thƣờng xuyên có những đổi mới về giao diện, cách thức tổ chức bài viết, ứng dụng các phƣơng tiện kỹ thuật thích hợp để hút độc giả và giúp độc giả tra cứu thông tin dễ dàng hơn. Với việc hƣớng mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu này, báo VnExpress luôn duy trì đƣợc vị là một trong những tờ báo điện tử bằng tiếng Việt có lƣợng độc giả truy cập cao nhất.
Thứ hai, hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ cũng có vai trò lớn trong việc hình thành và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thống nhất thống nhất ý chí trong tòa soạn, cụ thể là giữa những người quản lý tòa soạn và người bị quản lý; giữa những người bị quản lý với nhau.
Theo nguyên tắc quản lý, hoạt động quản lý của chủ thể quản lý bao gồm cá nhân hoặc tổ chức sẽ trực tiếp chi phối các đối tƣợng bị quản lý. Ở tòa soạn hội tụ, chủ thể quản lý có quyền hạn tối cao sẽ có thẩm quyền đƣa ra các điều lệ, quy định, nội quy khiến đối tƣợng quản lý phải tuân thủ và thực hiện. Các điều lệ, quy định, nội quy này đều phải dựa trên cơ sở sự thống nhất của toàn bộ các thành viên trong tòa soạn, giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý mà không phải là sự áp đặt mang tính một bên.
Trên cơ sở đó, quản lý tòa soạn hội tụ sẽ làm hình thành và xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất giữa tất cả mọi ngƣời trong một tòa soạn hội tụ. Mọi ngƣời sẽ cùng nhau hoạt động, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành các mục tiêu của tòa soạn đã định sẵn cũng nhƣ thƣờng xuyên cập nhật để có những đổi mới nhất quán nhằm phát triển tòa soạn theo hƣớng tích cực và hiệu quả nhất. Hoạt động quản lý cần xây dựng sao cho có sự liên kết giữa các bộ phận với nhau. Theo đó, mỗi cá nhân thuộc các bộ phận cụ thể trong
51
tòa soạn đều có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng phát triển cũng nhƣ phát huy kỹ năng, kiến thức của mình nhiều hơn.
Nếu nhà quản lý biết trọng dụng ngƣời tài, biết phát huy tính đoàn kết trong môi trƣờng tòa soạn hội tụ thì chắc chắn tòa soạn đó sẽ có những bƣớc đi vững chắc, phát triển đồng đều và sẽ ngày càng có uy tín với độc giả.
Thứ ba, quản lý tòa soạn hội tụ tốt mang lại hiệu quả tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Đây chính là nhiệm vụ thiết yếu của những nhà quản lý tòa soạn hội tụ. Trong mỗi tòa soạn hội tụ, việc tập trung họp hành giữa những ngƣời đứng đầu từng bộ phận hoặc giữa các thành viên trong mỗi bộ phận và giữa các bộ phận với nhau đều có sự lãnh đạo của tổng biên tập, phó tổng biên tập hay giám đốc, phó giám đốc tòa soạn, cơ quan báo chí. Mọi hoạt động của các cá nhân, các bộ phận ở tòa soạn đều phải tuân thủ theo sự tổ chức, hƣớng dẫn của lãnh đạo (hay còn gọi là nhà quản lý) để đảm bảo hoạt động của tòa soạn đúng đắn và hiệu quả.
Thứ tư, quản lý tòa soạn hội tụ kết hợp hài hòa cũng như trung hòa lợi ích của từng cá nhân và của cả tập thể nhằm tạo điều kiện môi trường phát triển chung, tôn trọng mục tiêu cá nhân gắn với mục tiêu của cả tổ chức.
Trong bất cứ quá trình quản lý tòa soạn hội tụ nào, chủ thể quản lý sẽ đều đƣa ra các phƣơng án thích hợp nhất vừa đảm bảo mục tiêu chung vừa đảm bảo sự công bằng giữa lợi ích của cá nhân và tổ chức. Quản lý tòa soạn hội tụ sẽ đảm bảo việc phát triển lợi ích chung; đồng thời, hoạt động quản lý tốt sẽ đem lại cho cá nhân các thành viên trong tòa soạn những lợi ích cho riêng mình.
Những nhà quản lý tòa soạn hội tụ cũng thƣờng xuyên đƣa ra các chính sách, quy định tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho từng cá nhân trong
52
tòa soạn. Từ đó, hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ sẽ giúp mỗi cá nhân có cơ hội phát huy những thế mạnh, ƣu điểm của bản thân để tác nghiệp, sáng tạo các sản phẩm báo chí hiệu quả nhất.
Thứ năm, hoạt động quản lý tòa soạn hiệu quả sẽ tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức nỗ lực hết mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ở mỗi tòa soạn hội tụ nói riêng và các tòa soạn khác tại Việt Nam nói chung, hoạt động quản lý càng đạt hiệu quả cao khi các nhà quản lý luôn luôn bày tỏ sự đặc biệt quan tâm với các đối tƣợng quản lý bằng việc động viên, khích lệ, khen thƣởng, hƣớng dẫn,… Bên cạnh đó, các chính sách uốn nắn lệch lạc, thƣởng phạt công minh cũng sẽ tạo đƣợc động lực cho cá nhân trong tòa soạn luôn cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, phù hợp với mục tiêu chung của tòa soạn hội tụ đã đề ra.
Thứ sáu, quản lý tòa soạn hội tụ còn có vai trò trong việc thúc đẩy các hoạt động sử dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất khác trong tòa soạn.
Hệ thống nguồn lực của tòa soạn không chỉ là đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên mà còn nhiều yếu tố khác liên quan tới cơ sở vật chất của tòa soạn. Chính vì vậy, vai trò khác nữa của hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ còn nằm ở việc quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất đó.
Ở vai trò này, quản lý tòa soạn hội tụ sẽ chủ yếu tập trung vào việc sắp xếp, sử dụng nguồn ngân sách, hoạt động sử dụng các hệ thống cơ sở vật chất hiệu quả. Quản lý tòa soạn hội tụ có hệ thống rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo dùng đúng mục đích sẽ khiến cho việc sử dụng các nguồn lực trong tổ chức tòa soạn đƣợc tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trong quá trình quản lý, các chủ thể quản lý cần phải tính toán các phƣơng án tối ƣu nhất, dễ dàng và khách quan nhất để sử dụng hợp lý nguồn lực, tận dụng tối đa ƣu điểm, hạn chế nhƣợc điểm của các nguồn lực đó.
53
Thứ bảy, hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ đảm bảo được sự ổn định phát triển và phát huy khả năng thích ứng cao của tòa soạn trong môi trường báo chí – truyền thông liên tục biến đổi.
Các hoạt động quản lý luôn là yếu tố chính tác động đến một tổ chức nhất định bao gồm cả các cá nhân trong tổ chức đó. Hoạt động quản lý sẽ giúp tổ chức duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài với mục tiêu trọng tâm nhất cũng nhƣ đảm bảo duy trì, củng cố, hoàn thiện hơn những kết quả đạt đƣợc.
Trong môi tƣờng báo chí truyền thông luôn vận động và phát triển không ngừng, hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ sẽ giúp tổ chức chủ động hơn để có thể ứng phó với những biến đổi môi trƣờng đó. Sự khéo léo của chủ thể quản lý tòa soạn hội tụ chính là nằm ở việc điều chỉnh, đƣa ra các kế hoạch, xây dựng phƣơng án tối ƣu và thay đổi toàn diện, tích cực khi môi trƣờng thay đổi.
Cuối cùng, quản lý tòa soạn hội tụ còn có vai trò quan trọng trong việc củng cố sự ảnh hưởng của tòa soạn với công chúng, gia tăng sự đóng góp của tòa soạn đối với xã hội.
Thông quan hoạt động quản lý, tòa soạn hội tụ có thể vận hành, phát triển một cách đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, tòa soạn hội tụ có thể phát triển mạnh mẽ hơn, hoàn thiện và có khả năng cạnh tranh với các tòa soạn báo khác cùng mô hình và các tòa soạn báo khác trong nƣớc.