Chủ thể, khách thể, nguyên tắc, nội dung, hình thức quản lý tòa

Một phần của tài liệu Vấn đề quản lý tòa soạn hội tụ ở việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp báo điện tử vnexpress) (Trang 61 - 76)

diễn ra đúng trật tự, đúng khuôn khổ và đi đúng hƣớng mục tiêu đã định sẵn.

Bên cạnh đó, quản lý tòa soạn cũng là những hoạt động có kế hoạch, định hƣớng rõ ràng, có sự phân công giữa các đối tƣợng quản lý trong tòa soạn mà không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát. Cho nên, quản lý tòa soạn hội tụ đòi hỏi phải có tính tổ chức cao để đảm bảo mọi hoạt động xây dựng, phát triển tòa soạn đều có sự nhất quán từ cấp trên đến cấp dƣới, từ nhà lãnh đạo đến các nhóm đối tƣợng quản lý để đạt hiệu quả quản lý cao nhất, thực hiện đúng mục tiêu của tòa soạn đã đề ra.

Thứ năm, quản lý tòa soạn hội tụ luôn cần đến thông tin.

Bất cứ hoạt động quản lý nào cũng cần đến thông tin. Thông tin đƣợc xem là một công cụ đắc lực để chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý. Quá trình quản lý chính là một quá trình trao đổi thông tin. Chủ thể quản lý sẽ đƣa thông tin đến đối tƣợng quản lý để đối tƣợng quản lý tiếp nhận, xử lý thông tin và thực hiện những nội dung trong luồng thông tin đó. Nhƣ vậy, thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động lập kế hoạch, ra quyết định của nhà quản lý tòa soạn hội tụ. Ngoài ra, thông tin cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của quản lý tòa soạn.

1.2.4. Chủ thể, khách thể, nguyên tắc, nội dung, hình thức quản lý tòa soạn hội tụ tòa soạn hội tụ

Chủ thể quản lý tòa soạn hội tụ

Chủ thể quản lý tòa soạn hội tụ là những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ và thực hiện chức năng lãnh đạo quản lý, điều hành tòa soạn, cơ quan báo chí. Chủ thể quản lý tòa soạn hội tụ gồm có:

- Cơ quan chủ quản báo chí:

“Các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan chủ quản các mạng thông tin máy tính kết nối mạng Internet có trách nhiệm quản lý việc trao đổi thông tin và các nguồn thông tin đưa vào mạng Internet cũng như

56

các thông tin nhận được từ mạng Internet theo đúng giấy phép về nội dung thông tin được trao đổi, bảo đảm an toàn, giữ gìn bí mật nội dung thông tin theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.”[24]

Tuy nhiên, khi báo mạng điện tử Internet ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cơ quan chủ quản báo chí dần có những sự thay đổi. Phạm vi quy định thế nào là cơ quan chủ quản báo chí mở rộng hơn khi các nhà công nghệ bắt đầu làm báo mạng điện tử. Từ đó, cơ quan chủ quản báo chí không còn đơn giản là các Bộ, Ngành nhƣ Nghị định 21/CP về “Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam” nữa. Trên thực tế, cơ quan chủ quản báo chí còn là các tập đoàn, công ty công nghệ. Ví dụ, báo Vietnamnet trên danh nghĩa cơ quan chủ quản là Bộ Bƣu chính, viễn thông nhƣng thực tế lại là Công ty phần mềm và truyền thông VASC.

Song, dù cơ quan chủ quản báo chí là các Bộ, Ngành hay tập đoàn, công nghệ thì cơ quan chủ quản báo chí vẫn là chủ thể quản lý cơ quan báo chí, tòa soạn báo tại Việt Nam. Mọi hoạt động của cơ quan báo chí, tòa soạn báo đều chịu sự tác động, chi phối và giám sát của cơ quan chủ quản báo chí. Đồng thời, cơ quan báo chí cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan chủ quản báo chí về mọi hoạt động của mình.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí đƣợc quy định nhƣ sau:

“1. Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.

2. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:

a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;

57

b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:

a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;

b) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.”[21]

- Bộ phận quản lý tòa soạn

Bộ phận quản lý gồm có Tổng Biên tập (hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc đối với cơ quan báo phát thanh truyền hình), Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc), Ban Thƣ ký tòa soạn và Nhóm quản lý cấp cơ sở. Ở mỗi tòa soạn, tuy số lƣợng ngƣời trong bộ phận quản lý không nhiều nhƣng họ lại đóng vai trò quyết định trong tổ chức hoạt động quản lý tòa soạn, lãnh đạo các bộ phận, các thành viên trong tòa soạn cũng nhƣ phân công nhiệm vụ, giám sát, phối hợp thực hiện các hoạt động cũng nhƣ xây dựng kế hoạch phát triển và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch đó.

58

Trong bộ phận quản lý tòa soạn cũng có sự phân công lao động rõ rệt theo chức vụ và nhiệm vụ của mỗi ngƣời. Đứng đầu bộ phận quản lý là Tổng biên tập (hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc đối với cơ quan báo phát thanh truyền hình), giúp việc cho Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc), dƣới quyền Tổng biên tập và Phó Tổng Biên tập là Ban Thƣ ký tòa soạn và hỗ trợ công việc của Ban Thƣ ký là Nhóm quản lý cấp cơ sở. Cụ thể nhƣ sau:

+ Tổng Biên tập (hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc đối với cơ quan báo phát thanh truyền hình)

Cụ thể, trong Điều 23, 24 mục 3: Người đứng đầu cơ quan báo chí, Chương III: Tổ chức báo chí của Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ ràng nhƣ sau:

“Điều 23. Người đứng đầu cơ quan báo chí

1. Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm: a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;

c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;

d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí 1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

59

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí. 3. Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.

4. Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.

5. Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.

6. Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.”[21]

Rõ ràng, Tổng biên tập là một trong những thành viên của đội ngũ quản lý cấp cao trong tòa soạn. Tổng biên tập cũng giữ vai trò là ngƣời đứng đầu, giữ vị trí quản lý tối cao trong tòa soạn, cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan chủ quản báo chí, trƣớc pháp luật và công chúng về nội dung, hình thức các sản phẩm báo chí; chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành phân công nhiệm vụ các bộ phận chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Trách nhiệm của Tổng biên tập chính là định hƣớng nội dung, hình thức tờ báo theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, tòa soạn báo quy định. Họ đều có quyền hạn cao nhất trong công tác lãnh đạo, quản lý vận hành cơ quan báo chí nói chung.

Đồng thời, Tổng Biên tập cũng luôn chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động của tòa soạn báo, đặc biệt là chất lƣợng và hiệu quả tác động của sản phẩm báo chí, tổ chức bộ máy biên tập, bố trí phóng viên, biên tập viên theo những nhiệm vụ cụ thể; đồng thời, là ngƣời chịu trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong ban quản lý thực hiện công tác tổ chức, quản lý theo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng đề án phƣơng hƣớng phát triển, chăm lo cho các công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên.

60

+ Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc)

Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc) là những ngƣời dƣới quyền của Tổng Biên tập (Tổng Giám đốc, Giám đốc). Nhiệm vụ của các Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc) do Tổng Biên tập (Tổng Giám đốc, Giám đốc) giao theo từng lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sản xuất sản phẩm báo chí. Họ đều có quyền hạn cao nhất trong công tác lãnh đạo, quản lý vận hành cơ quan báo chí nói chung.

+ Ban thƣ ký tòa soạn

Ở một số tòa soạn hội tụ thì chức vụ Ban thƣ ký tòa soạn có vị trí lãnh đạo quản lý cao nhất thay cho Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập. Họ là những biên tập viên cao cấp có trách nhiệm điều hành và phân phối nội dụng của cả tòa soạn. Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm quan trọng trong việc quản lý, điều hành, tổ chức bộ máy nhân sự, lập kế hoạch và triển khai thực hiện công việc của tòa soạn hội tụ và chịu trách nhiệm trƣớc Ban biên tập về mọi nhiệm vụ mình đảm nhận.

+ Nhóm quản lý cấp cơ sở

Bao gồm có các trƣởng, phó ban chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong tòa soạn. Họ có trách nhiệm quản lý đội ngũ phóng viên của mình và thừa hành chiến lƣợc, chiến thuật do quản lý cấp cao đƣa xuống cũng nhƣ ra chỉ thị, tổ chức các hoạt động để thực thi các chiến lƣợc, chiến thuật đó.

Khách thể quản lý tòa soạn hội tụ

Khách thể quản lý tòa soạn hội tụ là toàn bộ các yếu tố làm nên một tòa soạn hoặc cơ quan báo chí. Cụ thể bao gồm:

- Trụ sở tòa soạn với các nguồn vật lực hiện có nhƣ: cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, tài chính,…

- Nguồn lực tòa soạn gồm đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nhân viên,…

- Quy chế, quy định hoạt động của tòa soạn cùng tên gọi, tôn chỉ, mục đích của tòa soạn

61

- Sản phẩm báo chí với quy định nhất định về nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện

- Đối tƣợng công chúng

- Các hoạt động đối nội, đối ngoại trong tòa soạn

- Các hoạt động bồi dƣỡng, đào tạo, nâng cao trình độ phóng viên, biên tập viên,…

- Các hoạt động quảng bá …

Nguyên tắc quản lý tòa soạn hội tụ

Nguyên tắc quản lý là những quan điểm, những tƣ tƣởng chỉ đạo, tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi tổ chức phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Cũng nhƣ những hoạt động quản lý khác, quản lý tòa soạn hội tụ cũng dựa trên các nguyên tắc quản lý khác nhau. Qua tìm hiểu của mình, tác giả khóa luận xin đƣa ra 6 nguyên tắc quản lý tòa soạn. Bao gồm:

- Nguyên tắc phân công lao động và hợp tác lao động

Ở bất cứ tòa soạn hội tụ nào, bộ máy của toàn bộ tòa soạn đều đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định. Từ vị trí cấp cao đến các vị trí cấp cơ sở đều có sự phân công lao động rõ ràng, cụ thể. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phân định chức năng, nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của từng thành viên, từng bộ phận cùng hoạt động trong một tòa soạn. Mọi sự phân chia lao động đều dựa trên mục tiêu chung mà tòa soạn đã đặt ra từ trƣớc. Mọi hoạt động làm việc đều phải lấy mục tiêu đó làm tâm điểm để đi đúng hƣớng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không những vậy, phân công lao động khoa học, đúng ngƣời, đúng việc cũng chính là cơ sở định mức để ban quản lý cấp cao của tòa soạn hội tụ có thể kiểm tra, định mức, đánh giá kết quả lao động của từng cá nhân, từng bộ phận trong tổ chức. Điều này sẽ là nền tảng tối ƣu hoạt động quản lý tòa soạn hội tụ, giúp các hành động quản lý đều thể hiện một cách dân chủ và khoa học.

62

Ngoài ra, để đạt đƣợc mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ chung của tòa soạn hội tụ, giữa các cá nhân, các bộ phận trong tòa soạn đòi hỏi phải có sự hợp tác lao động. Sự phân công lao động cụ thể cho từng ngƣời, từng vị trí cũng chính là một mặt của hợp tác lao động. Phân công lao động và hợp tác lao động luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời nhau để mạch công việc thuận lợi trong một tổ chức diễn ra thuận tiện nhất.

- Nguyên tắc cá nhân lãnh đạo tập thể

Nguyên tắc cá nhân lãnh đạo tập thể đƣợc hình thành từ chính nguyên tắc phân công lao động và hợp tác lao động. Đồng thời, nguyên tắc này cũng là cơ sở để phân biệt các vị trí cấp trên – cấp dƣới, lãnh đạo – nhân viên thông qua những phân định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong tòa soạn báo. Dựa trên nguyên tắc này, quyền lực quản lý và trách nhiệm quản lý luôn đƣợc trao cho một ngƣời có năng lực, phẩm chất và đạo đức tốt. Họ là những cá nhân của một tập thể, chịu trách nhiệm trƣớc tập thể và có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tập thể. Họ quản lý tập thể bằng cách thống nhất ý chí và hành động của mọi bộ phận, thành viên. Tại các tòa soạn hội tụ, nguyên tắc này càng thể hiện rõ hơn khi quyền quản lý đã giao cho các vị trí Tổng Biên tập (hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc đối với cơ quan báo phát thanh truyền hình), Phó Tổng Biên tập (Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc), Ban Thƣ ký tòa soạn và Nhóm quản lý cấp cơ sở.

- Nguyên tắc sử dụng quyền lực một cách hợp lý

Nguyên tắc sử dụng quyền lực một cách hợp lý dành riêng cho các chủ thể quản lý. Nguyên tắc này yêu cầu chủ thể quản lý phải thực hiện đúng và linh hoạt quyền hành của mình mà tổ chức giao phó, không lạm quyền,

Một phần của tài liệu Vấn đề quản lý tòa soạn hội tụ ở việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp báo điện tử vnexpress) (Trang 61 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)