Vai trò của sản xuất và tiêu thụ lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 26)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh (2016) sản xuất và tiêu thụ lac có vai trò như sau:

* Góp phần tạo cơ hội việc làm cho nguồn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

Việc sản xuất lạc đã tạo một cơ hội việc làm không nhỏ cho người nông dân ở nông thôn. Khi đến mùa vục cày đất, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển hàng hóa…đặc thù sản xuất quy mô rộng nên vào mùa vụ cần rất nhiều nhân công. Từ đó tạo cơ hội việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng.

Cây lạc có giá trị kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định. Nhận biết được tính hiệu quả người nông dân đã sẵn sàng đầu tư phát triển sản xuất cây lạc, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở một số tỉnh thành trên cả nước.

* Mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu.

Cây lạc mang lại sản lượng cao, lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, sản phẩm từ cây lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Dầu lạc làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mỳ ăn liền, sữa hộp đặc,....Và làm nguyên liệu trongcông nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học (thẩm mỹ học) và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ phẩm.Cây lạc là mặt hàng quả xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho ngành nông nghiệp. Thị trường xuất khẩu lạc của nước ta chủ yếu là Indonexia, Singapo, Malaixia, Trung Quốc…

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 26)