Thực trạng sản xuất lạc của các hộ nông dân điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 56 - 63)

a. Thông tin chung của các hộ nông dân điều tra

Bằng việc sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trồng lạc tại xã Nghi Thái bằng phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Qua điều tra cho thấy hầu hết chủ hộ đều là nam giới, cụ thể qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ chủ hộ nam giới chiếm 80% ở hộ có quy mô sản xuất nhỏ 94,29% ở hộ có quy mô sản xuất trung bình, còn ở các hộ sản xuất quy mô lớn là 100%. Theo bảng 4.3 chúng ta có thể thấy tỉ lệ nữ giới chiếm 8,3% số hộ dân điều tra cụ thể ở các hộ quy mô sản xuất nhỏ, tỷ lệ nữ giới là chủ hộ chiếm 20%, còn ở hộ có quy mô sản xuất trung bình tỷ lệ này chiếm 5,71% số hộ dân được điều tra.

Bảng 4.3 Đặc điểm chung của các hộ điều tra Đặc điểm ĐVT Quy mô Nhỏ Trung bình Lớn Chung Tình hình cơ bản của hộ 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 15 35 10 60 2. Giới tính chủ hộ Nam % 80 94,29 100 91,7 Nữ % 20 5,71 0 8,3 3. Tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 49,5 48,7 50,5 49,2 4. Trình độ học vấn chủ hộ - Cấp 1 % 0 8,51 10 6,6 - Cấp 2 % 60 54,28 70 58,3 - Cấp 3 % 40 37,71 20 35

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2021 Tuổi tác của chủ các hộ điều tra cũng đã hể hiện phần nào về kinh nghiệm trồng lạc của hộ. Đa số những người dân ở đây đã trồng lạc từ rất lâu, cho nên số tuổi của chủ hộ hầu như tỷ lệ thuận với số năm canh tác lạc. Đây có thể nói là một ưu thế để họ tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất lạc. Độ tuổi trung bình của chủ hộ trồng lạc được điều tra là 49,2 tuổi. Cụ thể qua bảng 4.3 chúng ta có thể thấy ở hộ có quy mô nhỏ tuổi trung bình của hộ là 49,5 tuổi, Ở hộ sản xuất có quy mô trung bình tỷ lệ này là 48,7 tuổi, còn hộ sản xuất lớn độ tuổi trung bình là 50,5 tuổi. Ở tuổi này họ cũng có thể tiếp thu tương đối tốt các kĩ thuật canh tác mới một phần cũng là do ở tuổi này họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong canh tác lạc cho nên giúp ích rất nhiều cho họ trong quá trình hiểu và tiếp thu các kiến thức mới.

Về trình độ học vấn của các chủ hộ: hầu hết các chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1 trở lên. Trình độ học vấn của các hộ có ảnh hướng rất lớn tới việc áp dụng kỹ thuật canh tác cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo. Cụ thể tỷ lệ chủ hộ học hết cấp 1 là 6,67 % hộ được điều tra, tỷ lệ chủ hộ học cấp 2 là 58,3% còn tỷ lệ chủ hộ học hết cấp 3 là 35 % hộ được điều tra. Những người có trình độ học vấn cao họ sẽ có xu hướng tiếp thu nhanh hơn, khi tham gia tập huấn. Hiện nay trên địa bàn trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người dân đang dần được cải thiện rất nhiều và ngày càng được nâng cao.

b. Tình hình sản xuất lạc của hộ điều tra

Qua điều tra cho thấy đa phần các hộ nông dân có diện tích canh tác có quy mô trung bình, gồm 35 hộ trên tổng số 60 hộ được điều tra tương ứng 58,33% với diện tích bình quân sản xuất là 1,23 sào, tiếp theo là hộ có quy mô lớn có 15 hộ chiếm 25% với diện tích sản xuất bình quân là 2,53 sào, và cuối cùng là hộ có quy mô nhỏ có 10 hộ chiếm 16,67% với diện tích sản xuất là 3,18 sào.

Bảng 4.4.Diện tích, sản lượng và năng suất lạc của các hộ điều tra năm 2021 Diễn giải Số hộ Diện tích sản xuất lạc BQ/ hộ (sào) Năng suất bình quân (tạ/sào) Tổng sản lượng (tạ/hộ) Quy mô nhỏ 15 1,23 1,94 2,38

Quy mô trung bình 35 2,53 2,05 5,18

Quy mô lớn 10 5,8 2,20 12,76

Tính chung 60 2,75 2,04 5,74

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 2021 Theo các hộ dân trên địa bàn xã cho biết vụ mùa năm nay năng suất lạc

tăng hơn so với năm trước do thời tiết ấm hơn tạo điều kiện thuận lợi cho chất lượng lạc đồng đều. Qua bảng 4.4 ta có thể thấy ở những hộ quy mô nhỏ năng

suất bình quân năm là 1,94 tạ/sào, tiếp theo là các hộ quy mô trung bình năng suất bình quân năm là 2,05 tạ/sào và cuối cùng là hộ có quy mô lớn năng suất bình quân lớn nhất so với 2 nhóm hộ trên 2,20 tạ/ sào. Lý do có sự chênh lệch năng suất giữa các nhóm hộ trên là do các nhóm hộ được điều tra thì mức độ đầu tư nguồn đầu vào như đầu tư về giống, phân bón, công lao động... của các hộ có quy mô lớn có xu hướng đầu tư các nguồn đầu vào lớn hơn, và sự đầu tư công chăm sóc trung bình cho một đơn vị diện tích ở các hộ là lớn hơn. Về sản lượng, qua bảng 4.4 chúng ta cũng có thể thấy được sản lượng có phần chênh lệch giữa các nhóm hộ. Hộ có quy mô sản xuất nhỏ đạt sản lượng 2,38 tạ/ hộ/ năm. Hộ có quy mô sản xuất trung bình đạt sản lượng 5,18 tạ/ hộ/ năm, hộ có sản xuất lớn đạt sản lượng 12,76 tạ/ hộ/ năm.

4.1.3 Tình hình đầu tư cho sản xuất lạc của các hộ điều tra

Đối với bất kì một loại cây trồng nào ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu thì yếu tó đầu vào như phân bón, giống, bảo vệ thực vật, khả năng chăm sóc… đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong sản xuất lạc việc thay đổi mức đầu tư đều ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kinh tế mà cây lạc đem lại.

Tổng chi phí bình quân của các hộ điều tra là 1099,33 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là 283,33 nghìn đồng, số tiền chi cho giống lớn nhất với 366,15 nghìn đồng. Qua bảng 4.4 ta thấy, chi phí sản xuất của các hộ nông dân có quy mô nhỏ là 1038,56 nghìn đồng/sào, quy mô sản xuất trung bình là 1104,93 nghìn đồng/sào, quy mô lớn là 1170,9 nghìn đồng/sào.

Về giống, trong quá trình canh tác, giống là một yếu tố rất quan trọng, nó

có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trước kia đa các hộ trồng lạc đều trao đổi giống với các hộ nông dân khác hoặc tự để giống nhưng hiện nay hầu như các hộ nông dân trồng lạc đều mua giống từ các đơn vị cung cấp giống trên địa bàn. Chi phí giống bình quân của các hộ sản xuất lạc với quy mô nhỏ là 353,33 nghìn đồng, hộ có quy mô trung bình là

367,7 nghìn đồng, quy mô lớn là 380 nghìn đồng. Mỗi sào lạc các hộ thường trồng gieo tầm 80- 100 kg/sào, họ mua giống ở nhiều đại lý khác nhau nên cũng có sự chênh lệch từ 1-3 nghìn đồng.

Phân bón tùy thuộc vào từng hộ gia đình, từng mùa vụ, kỹ thuật canh tác và

tình hình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Phân hóa học mà người dân thường dùng để bón cho lạc gồm: Phân đạm (Ure), phân lân và phân Kali. Các hộ có quy mô nhỏ có chi phí phân bón là 269,1 nghìn đồng/sào, còn hộ có quy mô trung bình 290,18 nghìn đồng/sào, chi phi hộ quy mô lớn phải trả 315,16 nghìn đồng/sào. Chi phí đầu tư của các hộ sản xuất chia đều với các loại phân bón. Yếu tố đầu tư có sự khác biệt giữa các các hộ do với quy mô lớn hơn áp dụng đúng kĩ thuật bón phân với liều lượng tương đối đầy đủ, còn với hộ có quy mô nhỏ do để tiết kiệm chi phí nên lượng phân bón vào ít hơn so với mức kĩ thuật đưa ra.

Phân đạm: Lạc là cây họ đậu có khả năng tự tạo ra đạm nên chi phí trung bình là 66,95 nghìn đồng/sào, phân đạm kích thích khả năng sinh trưởng nhanh của cây trồng và được bón vào giai đoạn đầu của quá trình sản xuất.

Phân Kali: Chi phí trung bình 36,5 nghìn đồng/sào. Lượng bón loại phân này rất nhỏ so với các loại phân khác nhưng không thể thiếu vì kali có lợi cho sự hình thành các nốt sần, hoạt hóa một số men xúc tiến quá trình tổng hợp các chất, tạo cho củ lạc có màu sáng, hạt chắc.

Phân lân: phân lân ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển còn giúp tăng năng suất, chất lượng lạc, làm cho hạt chắc, sáng vỏ, lân là nguyên tố cần thiết để làm tăng hàm lượng dầu và tăng khả năng huy động đạm cho cây. Với chi phí 184,7 nghìn đồng/sào.

Bảng 4.5. Chi phí đầu tư sản xuất lạc bình quân/sào của các hộ nông dân điều tra xã Nghi Thái năm 2021

Diễn giải ĐVT Quy mô

nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn Bình quân chung Giống Nghìn đồng 353,33 367,7 380 366,15 Phân Đạm Nghìn đồng 65,86 66,8 69,16 66,95 Phân Lân Nghìn đồng 166,84 186,58 205,7 184,83 Vôi Nghìn đồng 51,67 56,94 67,5 57,38 Phân Kali Nghìn đồng 36,4 36,8 40,3 36,5 Thuốc BVTV Nghìn đồng 52,8 59,4 63,24 58,39 Phí thủy lợi Nghìn đồng 45 45 45 45

Lao động gia đình Công 11,46 11,82 12,3 11,84 Lao động thuê Nghìn đồng 266,66 285,71 300 283,32

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021

Vôi: Giá vôi bình quân dao động cho một sào lạc rơi vào khoảng 58,39

nghìn đồng. Vôi giúp điều hòa độ pH, khử chua đất, giúp vi khuẩn nốt sần phát triển thuận lợi, ngoài ra nó còn giúp cung cấp canxi cho cây lạc, phòng trừ sâu bệnh hại và làm tăng hiệu quả sử dụng lân, nâng cao năng suất, chất lượng lạc.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Cũng như phân bón, chi phí thuốc bảo vệ

thực vật cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của hộ, tùy thuộc vào mức độ sâu bệnh hại mà tiến hành phòng trừ khác nhau, sử dụng liều lượng thích hợp linh hoạt với mọi trường hợp. Thông thường bà con thường phun thuốc tầm 1- 3 lần trong vụ với chi phi bình quân 58,36 nghìn đồng/ sào.

Lao động: Đối với sản xuất nông nghiệp thường lấy công làm lãi, dựa

vào lao động gia đình là chủ yếu. Trung bình các hộ sử dụng 11,84 công lao động/ sào. Nhóm hộ sản xuất quy mô lớn sử dụng 12,3 công lao động gia

đình/sào, còn nhóm hộ sản xuất quy mô trung bình sử dụng 11,82 công lao đông gia đình/ sào. Nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ sử dụng trung bình 11,46 công lao động/ sào. Các nhóm hộ chỉ tiến hành thuê thêm lao động vào thời điểm cày đất với chi phí bình quân 283,32 nghìn đồng/ sào. Còn các công đoạn gieo trồng, làm cỏ, thu hoạch chủ yếu là sử dụng lao động của gia đình.

4.2.Thực trạng tiêu thụ lạc của các hộ nông dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

4.2.1.Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ nông dân xã Nghi Thái

Hiện nay, trong địa bàn xã không có doanh nghiệp nào chuyên thu mua lạc của người dân, doanh nghiệp ở những nơi khác hầu như cũng ít đứng ra thu mua lac và hoạt động thu mua cũng chưa thực sự hoạt động mạnh mẽ do người dân sản xuất ít, manh mún, chất lượng lạc không đều... và một phần người dân cũng không muốn bán cho doanh nghiệp. Hợp tác xã không có bất kì hoạt động dịch vụ nào góp phần tiêu thụ lạc cho hộ nông dân. Các thông tin về giá cả của hộ nông dân do chính thu gom cung cấp nên trong khi bán lạc nông dân thường bị ép giá.

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Nghi Thái

Hộ nông dân Người tiêu

dùng

Hộ nông dân

Thu gom Người

têu dùng Cơ sở chế biến Hộ nông dân Đại lý Doanh nghiệp Ngườ i tiêu dùng Thu gom

Các hộ nông dân sản xuất lạc sản xuất trên địa bàn bán trực tiếp cho người tiêu dùng và bán cho các tiểu thương thu gom trên địa bàn. Tuy nhiên kênh tiêu thụ thứ nhất là bán trực tiếp cho người tiêu dùng cũng khá là khiêm tốn khi chỉ có một số ít hộ lớn họ tự tìm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của mình, còn kênh tiêu thụ gián tiếp qua lái buôn là kênh tiêu thụ chính tại địa phương khi các hộ nông dân sản xuất lạc trên địa bàn khi sản xuất ra, sẽ để một phần sử dụng và phần còn lại là bán cho lái buôn. Hầu hết các hộ sản xuất lạc trên địa bàn xã Nghi Thái đều bán lạc cho các tiểu thương thu gom trên địa bàn. Sau khi những người thu gom mua của người sản xuất, những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng caohọ bán cho đại lý và sau đó họ bán cho các doanh nghiệp thu mua lạc xuất khẩu đóng trên địa bàn tỉnh công ty chế biến ở địa bàn tỉnh một phần đem lạc xuất khẩu. Còn những sản phẩm lạc không đạt chất lượng sẽ được bán cho các cơ sở chế biến trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)