Tình hình sản xuất và tiêu lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 34)

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất của Lạc của một số nước trên thế giới năm 2019

Tên nước Diện tích

(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( tấn) Trung Quốc 4508393 38,98 17572814 Mỹ 563210 44,26 2492980 Isreal 2670 53,12 14182 India 4730770 14,22 6727155

Myanmar 1108664 14,57 1615767

Nigeria 3875267 11,48 4449969

Sudan 3130260 9,034 2827877

Nguồn: FAOSTAT số liệu thống kê 2019 Cây lạc là một cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nên được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của FAO có hơn 100 quốc gia trên thế giới sản xuất lạc và tổng diện tích 29,5 triệu ha và sản lượng đạt 48,75 triệu tấn. Châu Á là nơi sản xuất lạc nhiều nhất với diện tích trồng là 11,11 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 27,25 triệu tấn.

Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy quốc gia có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới là Ấn Độ với trên 4,7 triệu ha, sản lượng đạt 6,7 triệu tấn. Trung Quốc có diện tích sản xuất đứng thứ 2 thế giới với 4,5 triệu ha và sản lượng đạt 17,52 triệu tấn. Nigeria là quốc gia có diện tích sản xuất lớn nhất Châu Phi với 3,8 triệu ha và sản lượng đạt 4,4 triệu tấn.

Trong những năm gần đây, năng suất và chất lượng lạc được sản xuất trên thế giới đều có xu hướng tăng, nhờ vào khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những giống mới có năng suất, chất lượng cao, đồng thời có những biện pháp thâm canh hiệu quả và kĩ thuật trồng chăm sóc hiện đại. Về năng suất lạc, nước có năng suất lạc cao nhất thế giới là Israel khoảng 53,12 tạ/ha, thứ hai là Mỹ khoảng 38,98 tạ/ha, thứ ba là Trung Quốc khoảng 38,98 tạ/ha. Israel và Mỹ tuy diện tích trồng lạc thấp nhưng năng suất lại rất cao do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

Kinh nghiệm sản xuất của một số nước trên thế giới: -Trung Quốc:

Trong 20 năm qua, sản xuất lạc của Trung Quốc và thế giới đã phát triển vượt bậc, sản lượng lạc, tổng sản lượng và kim ngạch thương mại đều tăng đáng

kể, sản lượng lạc và hình thức thương mại đã thay đổi rất nhiều. Diện tích trồng lạc ở Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng. Trong khi năng suất trên một đơn vị diện tích và tổng sản lượng đã tăng lên rất nhiều, thì việc nghiên cứu khoa học về cây lạc ở Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ, một số giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng thích ứng rộng đã được phát triển, kỹ thuật trồng trọt đã được chứng minh và mở rộng. Trung Quốc đã trồng 4.633,5 nghìn ha lạc trong năm 2019, tăng 138.000 ha so với năm 2018. Sản lượng đậu phộng của Trung Quốc năm 2019 là 17,52 triệu tấn, tăng 1,08% so với 17,332 triệu tấn của năm 2018 . Ở Trung Quốc hiện nay các giống có tiềm năng năng suất cao tới 7,5 tấn /ha được trồng phổ biến như: Haihua1, XuZhou 68-4, Hua 37, Luhua 9,11,14. Đây là những giống được đưa ra sản xuất đại trà. Còn các giống chất lượng cao có giá trị xuất khẩu như Baisha 1016, Hua 11,17, Luhua 10, 8130 đang được sản xuất ở vùng thâm canh cao.

Chính sách của Trung Quốc là PTSX lạc nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, đã có nhiều chính sách đưa ra nhằm tăng diệntích và năng suất lạc hàng năm. Với các chính sách về trồng xen và thâm canh, quan tâm đến các vấn đề thủylợi, giảm giá thuê đất để khuyến khích hình thành nên những trang trại có quy mô lớn, đầu tư đầu vào cho sản xuất lạc đã giúp diện tích, năng suất và sản lượng lạc Trung Quốc tăng mạnh trong những thập kỷ qua.

- Ấn Độ:

Ấn Độ, quốc gia có diện tích sản xuất lớn nhất thế giới, Lạc của Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tại Ấn Độ phân làm 5 vùng trồng lạc và hình thành 29 trung tâm thử nghiệm trong mạng lưới Phối hợp các Dự án Nghiên cứu Ấn Độ (AICRP), chủ yếu ở các bang Bihar, Orissa, Ultar Pradesh, Ulttarakhand và Delhi chiếm hơn 50% của tổng diện tích. Với những dự án phối hợp cải tiến với mục tiêu phát triển và phổ biến các giống có nền di truyền tốt hơn và công nghệ sản xuất cũng như BVTV. Các giống lạc được trồng phổ

biến như CG8 (ICGV-SM 08501), CG9 (ICGV-SM 08503), CG10 (ICGV-SM 01724) và CG11 (ICGV-SM 01731.

Kể từ khi Chính phủ Ấn Độ cải cách về chính sách 1980 cho phát triển lạc và không ngừng cải tiến biện pháp kỹ thuật canh tác trên những vùng đất phụ thuộc nước trời, đã tạo ra những thay đổi tích cực quan trọng trong hoạt động quản lý cây trồng của nông dân. Các biện pháp và chính sách đặc biệt để đảm bảo rằng những lợi ích của việc cải thiện giống cây trồng được chia sẻ rộng rãi, chẳng hạn như các khoản hỗ trợ đầu vào mục tiêu thiết kế để giảm chi phí của việc áp dụng cải tiến giống và đầu vào bổ sung (đặc biệt là phân bón), Chính phủ đầu tư CSHT thủy lợi để giảm nguy cơ sản xuất trong môi trường dễ bị hạn hán, và các sáng kiến phát triển thị trường để cung cấp cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ tiếp cận với thị trường ổn định và đáng tin cậy nơi họ có, tiến đến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 34)