Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 69)

4.3.1. Kết quả sản xuất

Xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một công việc hết sức cần thiết để tìm ra những biện pháp thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay, thu nhập của người dân nông thôn còn rất thấp, đời sống của họ đang còn nhiều khó khăn vất vả. Điều này được lý giải rằng, do họ chưa biết tính toán đến hiệu quả kinh tế, chưa có sự cân đối xem trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với người dân nông thôn.

Qua bảng 4.12. bên dưới ta thấy giá trị sản xuất trên 1 sào của nhóm hộ quy mô nhỏ là trung bình đạt 4365 nghìn đồng tiếp đến là nhóm hộ quy hộ trung bình đạt giá trị sản xuất là 4715 nghìn đồng và lớn nhất là nhóm hộ quy mô lớn đạt giá trị 5270 nghìn đồng các hộ nông dân cho biết, các nhóm hộ quy mô lớn họ đầu tư nguồn lực vào quá trình sản xuất nhiều hơn, nên năng suất là cao nhất.

Về giá trị gia tăng (VA): Sau khi GO trừ đi chi phí trung gian thu được giá trị gia tăng ở các hộ quy mô nhỏ là 3638,1 nghìn đồng/sào, quy mô trung bình là 3940,78 nghìn đồng/ sào , quy mô lớn là 4344,1 nghìn đồng/ sào. Ta thấy giá trị sản xuất càng cao thì VA càng lớn.

Thu nhập hỗn hợp (MI): Thu nhập hỗn hợp được tính sau khi lấy giá trị gia tăng VA trừ đi chi phí thuê lao động và khấu hao. Trong việc sản xuất lạc không nhiều công cụ lao động, nên việc tính thu nhập hỗn hợp sẽ bằng VA trừ đi chi phí lao động trừ cho phí thủy lợi. Qua kết quả điều tra cho thấy MI của các hộ được điều tra với quy mô nhỏ là 3326,44 nghìn đồng, quy trung bình là 3610,07 nghìn đồng, quy mô sản xuất lớn là 3999,1 nghìn đồng. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư dẫn tới thay đổi thu nhập của các hộ dân, nhóm hộ nào có sự đầu tư lớn và hợp lý sẽ mang lại hiệu quả mong muốn và ngược lại. Tuy

nhiên, nhìn chung mức độ đầu tư ở các nhóm hộ vẫn chưa cao nên kết quả đạt được vẫn chưa cao.Về thu nhập hỗn hợp của các nhóm hộ điều tra ta thấy nhóm hộ quy mô.

Bảng 4.12. Kết quả sản xuất lạc bình quân/ sào cuả hộ nông dân xã Nghi Thái năm 2021

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

nhỏ Quy mô TB Quy mô Lớn Bình quân

Năng suất Kg/sào 194 205 220 204,75

GTSX (GO) Nghìn đồng 4365 4715 5170 4703,33

CPTG (IC) Nghìn đồng 726,9 774,22 825,9 771,00

GTGT (VA) Nghìn đồng 3638,1 3940,78 4344,1 3932,33

TNHH (MI) Nghìn đồng 3326,44 3610,07 3999,1 3604,00 Nguồn tổng hợp số liệu điều tra 2021

4.3.2. Hiệu quả sản xuất

Qua bảng 4.13 cho ta thấy được giá trị sản xuất trên chi phí trung gian của nhóm hộ quy mô nhỏ được 6,00 đồng nếu bỏ ra 1 đồng chi phí, tiếp đến nhóm hộ quy mô trung bình được được 6,06 đồng nếu bỏ ra 1 đồng chi phí, còn nhóm hộ quy mô lớn thu được 6,26 đồng nếu bỏ ra 1 đồng chi phí. Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian của nhóm hộ quy mô lớn cao nhất thu được 4,58 đồng nếu bỏ 1 đồng chi phí hộ quy mô trung bình là thu 4,66 đồng nếu bỏ đồng chi phí, các hộ sản xuất theo quy mô lớn nếu bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được 4,84 đồng.

Tuy nhiên các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên công lao động, thu nhập hỗn hợp trên công lao động và lợi nhuận trên công lao động của nhóm hộ có quy mô trun bình là lớn nhất trong cả ba nhóm hộ. Cụ thể giá trị sản xuất trên một công lao động trên một sào của nhóm hộ có quy trung bình 310,29 nghìn đồng cao gấp 1,06 lần so với nhóm hộ có quy mô nhỏ giá trị sản xuất trên trên công lao động đạt 239,39 và cao gấp 1,01 lần so với nhóm hộ có quy mô lớn, giá trị

sản xuất trên lao động đạt 308,42 nghìn đồng. Thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên công lao động trên một sào lạc của nhóm hộ có quy mô trung bình cũng là lớn nhất trong ba nhóm hộ.

Bảng 4.13. Kết quả hiệu quả sản xuất lạc bình quân/ sào của hộ điều tra xã Nghi Thái năm 2021

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn Bình quân Hiệu quả sử dụng chi phí

VA/IC Lần 5,00 5,06 5,26 5,08

GO/IC Lần 6,00 6,06 6,26 6,08

MI/IC Lần 4,58 4,66 4,84 4,67

Hiệu quả sử dụng lao động

VA/V Nghìn đồng 352,01 371,25 353,63 363,51 GO/V Nghìn đồng 293,39 310,29 308,42 303,63 MI/V Nghìn đồng 268,26 284,25 270,97 278,06 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 2021

Qua những phân tích trên cho thấy về mặt hiệu quả có thể thấy 3 nhóm sản xuất vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả trong đầu tư, vẫn chưa tận dụng hết các tiềm năng. Nhìn chung sản xuất lạc trên địa bàn xã tuy còn nhiều điểm chưa hợp lý khi mà năng suất, sản lượng còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, đầu tư chưa hợp lý. Nhưng một phần nào cũng đem lại thu nhập cho người dân nâng cao chất lượng của cuộc sống. Vì thế bên cạnh đẩy mạnh sản xuất quy mô lớn, thì việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất lạc vẫn rất cần được quan tâm.

4.4. Phân tích các yếu tố ảnh tới sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

4.4.1 Các yếu tố bên trong hộ

Giống lạc là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đầu vào sản xuất của hộ nông dân. Chất lượng giống tốt giúp lạc kháng bệnh tốt chống chịu tốt với thời tiết. Người dân ở đây thường dùng giống lạc quen, giống cho năng suất cao phù hợp với địa phương. Vì lựa chọn giống phù hợp với đất sẽ cho năng suất và chất lượng cao. Diện tích đất của xã Nghi Thái chủ yếu là cát pha nên giống lạc L14 và L18 và L19 rất phù hợp với loại đất ở đây.

Bảng 4.14. Các giống lạc được sử dụng trong sản xuất Chỉ tiêu QM nhỏ QM TB QM Lớn SL( hộ) CC(%) SL (hộ) CC(%) SL(hộ) CC (%) L14 14 93,33 32 91,42 10 100 L18 8 53,33 28 80 10 100 L19 2 13,33 13 37,14 7 70

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021 Giống L14 và L18 là 2 loại giống được người dân sử dụng nhiều nhất, các hộ quy mô lớn 100% lựa chọn cho vụ mùa của họ, giống có tính truyền thống và các loại giống này có khả năng chống chịu được với điều kiện khí hậu nơi đây.Tỷ lệ hộ trồng 2 loại giống này cũng cao ở các nhóm hộ còn lại, đối với hộ quy mô nhỏ tỷ lệ trồng giống lạc L14 là 93,33 % , giống lạc L18 là 55,33%. Đối với nhóm hộ quy mô trung bình có 91,42% hộ lựa chọn giống L14 và 80% hộ trồng giống lạc L18.

Còn đối với giống lạc L19 là loại giống mới được đưa vào sản xuất trên địa bàn xã mấy năm gần đây, loại giống này cho năng suất cao khả năng chống chịu bệnh tốt, tuy nhiên các hộ dân có quy mô sản xuất lớn lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với các hộ nhóm khác, theo điều tra người dân ưa sử dụng các loại giống cũ hơn các loại giống mới.

Mỗi hộ dân sẽ có cách tiếp cận khác nhau trong sản xuất. Trình độ và kinh nghiệm ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra quyết định của hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật sẽ có quyết định và hành động phù hợp trong hoạt động sản xuất, mang lại hiệu quả cao cho hộ.

Qua bảng số liệu có thể thấy các hộ nông dân đều có trình độ học vấn từ cấp 1trở lên, những chủ hộ có quy mô lớn trình độ học hết cấp 3 cao hơn so với những chủ hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Nên sẽ có sự khác nhau về cách ứng xử trong kỹ thuật canh tác, phòng tránh và đối phó với rủi ro khi xảy ra. Những người có trình độ học vấn cao họ sẽ có xu hướng tiếp thu nhanh hơn, khi tham gia tập huấn. Hiện nay trên địa bàn trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người dân đang dần được cải thiện rất nhiều và ngày càng được

Bảng 4.15 Trình độ của các hộ điều tra

Chỉ tiêu DVT Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy lớn BQ chung Trình độ học vấn - Cấp 1 % 0 8,51 10 6,67 - Cấp 2 % 60 54,28 70 58,33 - Cấp 3 % 40 37,71 20 35

Số người tham gia lớp tập huấn

% 66,7 80 90 75

Kinh nghiệm sản xuất Năm 17 22 25 21,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021

Qua điều tra cũng cho thấy có hơn 75% hộ nông dân đã tham gia các lớp tập huấn, do địa phương tổ chức, nguyên nhân có nhiều hộ tham gia tập huấn là do các hộ đã quan tâm hơn về vấn đề sản xuất của mình, thông qua các lớp tập huấn hộ được tuyên truyền nhận, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để đảm bảo vụ mùa cho năng suất cao. Việc tham gia vào các lớp tập huấn ảnh hưởng rất

nhiều, đến ứng xử của hộ khi thực hiện các biện pháp phòng tránh và đối phó rủi ro trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Các hộ khi tham gia tập huấn sẽ được tiếp cận các thông tin về kỹ thuật canh tác, trao đổi kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thực tế cũng cho thấy, thông qua tập huấn kỹ thuật đã giúp người nông dân cải thiện đáng kể trình độ canh tác của mình. Tuy nhiên, việc tập huấn cũng bộc lộ những bất cập cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cơ quan quản lí. Một số hạn chế của việc tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho hộ nông dân thời gian qua như :

Thứ nhất, việc tập huấn chủ yếu về quy trình kĩ thuật chung chung, chưa gắn

kết với điều kiện sản xuất đặc trưng của từng vùng vì vậy, hiệu quả của tập huấn đem lại là chưa cao.

Thứ hai, nhiều hộ nông dân còn bảo thủ, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm

chưa tin vào tiến bộ khoa học kĩ thuật, vì vậy họ chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh theo quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.

Thứ ba, việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của

người sản xuất, chưa có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của các cơ quan tổ chức trong quá trình áp dụng qui trình kỹ thuật chăm sóc.

Thứ tư, điều kiện kinh tế khó khăn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc đầu tư,

chăm sóctheo đúng qui trình của người sản xuất.

c, Kỹ thuật chăm sóc cây trồng

Để có năng suất cao phải biết cách phối hợp bón các loại phân một cách hợp lý, đúng thời điểm và ảnh hưởng của từng loại phân bón đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Các việc như dặm cây, làm cỏ, xới đất, vệ sinh đồng ruộng chưa được chú ý nhiều dẫn đến tình trạng cây không nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Phòng trừ sâu bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng cũng như chất lượng của lạc. Cây lạc có một số loại sâu bệnh chính như: Rệp, khoang, sâu xám, sâu cuốn lá... Hộ nông dân trồng lạc rất quan tâm tới việc phòng trừ sâu hại nên mỗi khi phát hiện ra sâu bệnh là nhanh chóng tìm cách phòng trừ ngay. Tuy nhiên, các hoạt động trong kĩ thuật trồng lạc tại xã Nghi Thái còn nhiều hạn chế cần cải thiện để phát triển sản xuất lạc không chỉ năng suất, sản lượng mà còn cả chất lượng của lạc.

Hiện nay, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, rất ít hộ có một kiến thức đầy đủ và chính xác về việc trồng lạc. Đa phần các hộ nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế vì vậy còn chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới vào trong sản xuất làm ảnh hưởng tới năng suất lạc. Chính vì vậy, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp người dân sản xuất mang lại hiệu quả hơn. Cần có sự vào cuộc của cán bộ khuyến nông và địa phương hỗ trợ người dân về mặt kiến thức và các sản phẩm đầu vào chất lượng.

d. Nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư là toàn bộ những chi phí mà người nông dân đầu tư vào sản xuất. Tùy theo những hộ gia đình khác nhau mà có mức đầu tư khác nhau. Các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về giá trị sản xuất, thu nhập của gia đình và một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.

Bảng 4.16. Chi phí đầu tư của các hộ sản xuất lạc bình quân/ sào của các hộ điều tra

Diễn giải Chí phí đầu tư ( nghìn đồng)

Năng suất ( tạ/sào)

Quy mô Nhỏ 1038,56 1,94

Quy mô Lớn 1170,90 2,20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021

Các hộ quy mô lớn sự đầu tư cao hơn trong việc mua bán vật tư, cũng như quá trình chăm sóc, quản lý dịch bệnh hay thu hoạch, vì vậy kết quả họ đạt cũng cao hơn các hộ còn lại. Các hộ quy mô nhỏ thường tiết kiệm chi phí sản xuất được ưu tiên, bởi hoạt động sản xuất của họ chỉ “Lấy công, làm lãi”. Qua bảng 4.13 ta có thể thấy được có sự chênh lệch mức đầu tư gữa các nhóm hộ với nhau, hộ quy lớn có mức dầu tư chi phí vào sản suất là 1170,90 nghìn đồng/ sào, năng suất đạt được là 2,20 tạ/sào. Hộ quy mô trung bình chi phí đầu tư là 1104,93 nghìn đồng/sào, năng suất đạt được là 2,05 tạ/ sào. Hộ có quy mô sản xuất nhỏ đầu tư với mức chi phí là 1038,56 nghìn đồng, năng suất sản xuất đạt được là 1,94 tạ/ sào.

Bảng 4.17 Thực trạng vay vốn đầu tư của các hộ sản xuất lạc trên địa bàn xã Nghi Thái

Chỉ tiêu Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn

SL (Hộ) CC(%) SL (Hộ) CC(%) SL (Hộ) CC(%) Không vay vốn 11 73,37 23 65,71 2 20 Hộ vay vốn 4 26,73 12 34,29 8 80 Nguồn vốn vay Người thân 1 33,33 3 25 3 30

Mua chịu đại lý 3 77,77 9 75 5 60

Mục đích vay vốn

Mua giống 2 50 7 58,83 8 100

Mua phân bón 2 50 9 75 6 75

Theo điều tra nguồn vốn sản xuất của hộ chủ yếu là tự có. Bên cạnh đó để đầu tư cho sản xuất lạc nhiểu hộ nông dân đã phải vay mượn ở nhiều nguồn khác nhau như: người thân, bạn bè hay mua chịu từ các đại lý. Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn vốn đầu tư đi vay của nhóm hộ quy mô nhỏ là 26,7%, ở nhóm hộ quy mô trung bình là 34,29%, và nhóm hộ quy mô lớn có tới 80% hộ phải vay vốn để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn vay của nhóm hộ điều tra chủ yếu là từ mua chịu của các đại lý phân phối trên địa bàn, có 77% hộ vay vốn sản xuất quy mô nhỏ cho biết nguồn vốn vay của họ là mua chịu từ đại lý, 75% và 60% là số hộ vay vốn sản xuất theo quy mô trung bình và quy mô lớn cho biết đại lý phân phối giống và phân bón là nguồn vốn vay của họ. Đối với các nguồn vốn vay như ngân hàng hay tổ chức tín dụng trên địa bàn xã thì không được các hộ ưu tiên, vì hầu hết các nguồn này đều có thủ tục rườm rà khi vay, hơn nữa họ phải trả lãi suất khi vay.

Đối với thời hạn vay, hầu hết nhóm đối tượng vay của người thân đều không xác định thời hạn vay, thông thường hộ trồng lạc vay đến khi có điều

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 69)