Giải pháp về thúc đẩy sản xuất lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 83 - 84)

Hoàn thiện quy hoạch chi tiết đối với từng vùng trồng lạc

Hiện nay, việc sản xuất nông nghiệp ở xã nhà vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún thiếu tập trung, hàng năm thì chưa có quy hoạch cụ thể về vùng sản xuất tập trung, nên rất khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản lượng làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến trong nước và sản lượng xuất khẩu còn hạn chế. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này đầu tiên phải có kế hoạch cụ thể về quy hoạch đất đai cho người dân. Giải quyết được vấn đề đất đai đối với từng hộ nông dân có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, gắn với việc tập trung ruộng đất hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo nâng cao độ phì nhiêu đất đai một cách bền vững. Việc quy hoạch các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm tạo định hướng cho việc xây dựng các cơ sở chế biến tại vùng nguyên liệu và hạn chế sự ép giá từ các tư thương và tạo ra sản lượng đủ lớn để thành lập một HTX dịch vụ nông nghiệp.

Phát triển các giống lạc mới có năng suất và chất lượng cao

Cần thiết phải nghiên cứu những giống lạc mới có năng suất chất lượng cao về trồng. Tuy nhiên, phải chú ý đến khả năng thích ứng của giống mới đối với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở nơi trồng, và có vốn đầu tư ít. Vì đặc điểm của người dân ở nông thôn là ngại rủi ro, bất cứ một ảnh hưởng tiêu cực nào tác động đến việc sản xuất thường bị người dân từ bỏ ngay lần canh tác tiếp

theo. Bên cạnh đó việc đưa giống mới vào sản xuất cần phải chý ý đến thời gian sinh trưởng của cây trồng và khả năng chống chịu bệnh tốt. Một số giống lạc như: L18, L19… khả năng thích ứng rộng, chống sâu, bệnh hại khá, cho năng suất, chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Hiện đang được trồng trên địa bàn xã và trong cả nước và kết quả đạt được rất khả quan. Do vậy, xã cần sớm có kế hoạch đưa các giống này trồng phổ biến thay thế giống cũ đang trồng.

Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lạc cho các hộ nông dân

Cần căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, trình độ và mức độ phát triển cơ sở hạ tầng và trình độ canh tác của người dân cũng như nhu cầu thị trường để lựa chọn chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật về giống lạc cũng như máy móc, công nghệ phù hợp. Cần lựa chọn các cán bộ khuyến nông có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm chuyển giao tiến bộ kĩ thuật. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cần phải có các cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ, đặc biệt là phải có tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân. Thông qua tham quan, hội thảo và tập huấn, người nông dân sẽ tiếp cận, nắm vững, làm chủ các tiến bộ kĩ thuật, trên cơ sở đó họ có thể áp dụng tiến bộ kĩ thuật về các loại giống lạc mới, máy móc mới, công nghệ mới vào sản xuất một cách chủ động và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)