Nội dung nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 29)

2.1.4.1 Nghiên cứu thực trạng sản xuất lạc - Diện tích trồng

Là diện tích canh tác trên đó thực tế có gieo trồng các loại cây nông nghiệp trong thời vụ gieo trồng nhằm thu hoạch sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Diện tích gieo trồng hàng năm là diện tích thực tế gieo trồng của từng loại cây hàng năm.

-Vốn đầu tư sản xuất

Vốn đối với quá trình phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong

điều kiện năng suất lao động hông đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trường (Nguyễn Thế Đồng, 2013).

Sản lượng cây trồng là toàn bộ sản phẩm chính của một loại cây trồng thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng của cây trồng đó trong một vụ hoặc cả năm.

- Năng suất:

Là năng suất trồng được tính bằng sản lượng lạc thu hoạch chia cho diện tích lạc gieo trồng (kể cả diện tích mất trắng, bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh vv...). Năng suất cao hay thấp chẳng những ảnh hưởng đến sản lượng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trồng trọt.

- Kết quả, hiệu quả sản xuất:

Trong nghiên cứu này, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu sản xuất lạc với các nội dung chính như sau:

* Kết quả sản xuất lạc

- Sản lượng sản phẩm: Khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm, thường được ký hiệu là Q.

- Giá trị sản xuất chuối (GO - Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) thu được trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm.

- Tốc độ tăng trưởng: Sự tăng thêm về sản lượng hay hay giá trị sản phẩm lạc

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất lạc

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị lạc được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất lạc bao gồm cả phần công lao động gia đình và lợi nhuận.

Hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lạc. Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội tiếp xúc với những nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình đẳng. Hiệu quả kinh tế được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.

2.1.4.2 Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ lạc - Kênh tiêu thụ:

Là đường đi và phương thức di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Trong một kênh chiến lược phân phối bao gồm ba yếu tố chủ yếu, đó là: Người cung cấp (nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu), các phần tử trung gian (người bán buôn, người bán lẻ, đại lý) và người tiêu dùng cuối cùng. (Nguyễn Bích, 2006).

- Sản lượng tiêu thụ:

Là lượng sản phẩm được đưa ra thị trường và sản lượng sản phần còn lại được giữ để sử dụng.

- Giá cả sản phẩm:

Giá cả phản ánh tình hình biến động của thị trường, chất lượng và uy tín của sản phẩm. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc xác định giá cả hợp lý cho sản phẩm là vô cùng quan trọng, giúp nhà sản xuất tối đa hoá hiệu quả kinh tế. Việc xác định giá cả tiêu thị sản phẩm phải đảm bảo cho nhà sản xuất bảo tồn được vốn để phục vụ sản xuất và có lãi. Giá tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất được quết định bởi tổng chi phí sản xuất và chi phí lưu thông sản phẩm. Tuỳ vào tính chất hoạt động của nhà sản xuất, dựa vào thị trường cạnh tranh hay dựa theo chu kỳ sống của sản phẩm.

- Tác nhân tiêu thụ:

Tác nhân tiêu thụ là một loại hoạt động tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các tác nhân tham gia quá trình tiêu thụ tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất qua hoặc thông qua các trung gian tới người mua cuối cùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)