3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để phân tích tình hình đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc. Quan sát thực địa để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về quá trình sản xuất và tiêu thụ lạc của hô dân trên địa bàn xã.
3.2.4.2 Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu giữa các đối tượng nằm trong các tổ thống kê khác nhau, rồi đưa ra kết luận. Dùng phương pháp này để so
sánh diện tích, năng suất, sản lượng lạc giữa các vụ sản xuất: vụ xuân, vụ thu, vụ đông để đánh giá hiệu quả sản xuất lạc giữa các vụ. Phương pháp này còn dùng để so sánh giữa hiệu quả tiêu thụ lạc qua các cách thức khác nhau: tiêu thụ lạc tươi, lạc khô, lạc nhân để từ đó rút ra nhận xét giữa các cách thức tiêu thụ đó. Dùng phương pháp so sánh kết hợp với phân tích số liệu và các phương pháp khác để có những kết luận chính xác về thực trạng sản xuất, tiêu thụ lạc, từ đó có thể đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ lạc trong thời gian tới.
3.2.4.3 Phương pháp phân tích định tính
Được sử dụng trong việc phân tích các tài liệu thu thập từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Thông qua ý kiến đánh giá của hộ và cán bộ địa phương đối với tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc.
3.2.4.4. Phương pháp SWOT
Phương pháp SWOT sử được sử dụng để xác định các điểm mạnh, các điểm yếu và đồng thời tìm ra cơ hội và thách thức phải đối mặt. Phân tích các yếu tố bên trong để xác định điểm mạnh và điểm yếu, phân tích môi trường bên ngoài để tìm ra cơ hội và thách thức của các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lạc. Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng để phát triển sản xuất lạc và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An