Các yếu tố bên ngoài hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 77 - 81)

a. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện khí hậu là yếu tố tự nhiên khó kiểm soát, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cây lạc cây lạc sẽ

phát triển chậm, đặc biệt nếu bị ngập úng làm giảm sản lượng, cũng như chất lượng của lạc cũng bị giảm. Khí hậu diễn biến phức tạp cũng tạo điều kiện cho các loài gây hại như sâu, bọ nấm, phát triển.

Bảng 4.18. Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến sản xuất lạc Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất lạc Nghiêm trọng 32 53,33 Bình thường 25 41,67 Không có ảnh hưởng gì 3 5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021 Số hộ cho rằng ảnh hưởng đến từ thiên tai, thời tiết là nghiêm trọng chiếm 53,33%, và mức độ ảnh hưởng bình thường là 41,6% bởi vì theo các hộ khi bị mưa nhiều kéo dài gây ngập úng không kịp thoát nước, kéo theo đó các loại dịch bệnh của cây lạc và con người thì không thể khống chế được thiên tai nên do đó các hộ nông dân cho rằng ngập úng sẽ gây mất trắng mùa vụ.

Đất đai: Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, nhân tố đầu tiên phải

kể đến đó là điều kiện đất đai vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đặc biệt là năng suất lạc. Diện tích đất trồng lạc tại Nghi Thái hiện nay là 95,51 ha. Lạc được trồng chủ yếu ở đất cát pha đây là loại đất phù hợp cho phát triển cây lạc, nếu được người dân chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao.

b. Thị trường:

Thị trường đầu vào: Yếu tố đầu vào là quan trọng đối với sản xuất kinh

doanh. Qua điều tra cho thấy có gần như 100% số hộ trồng lạc mua các cửa hàng vật tư do tư nhân mở trên địa bàn xã. Điều này làm cho chất lượng đầu vào của sản xuất lạc không đảm bảo ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất

lượng của lạc rong quá trình sản xuất. Giá đầu vào tăng cao làm giảm thu nhập của người nông dân, khi thu nhập giảm các hộ cung ngại mở rộng sản xuất.

Thị trường đầu ra: Tình trạng lạc mất giá vẫn thường xuyên xảy ra trên

địa bàn, làm cho các hộ dè dặt hơn trong đầu tư chăm bón. Trên thực tế, chính quyền địa phương và các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa có các hoạt động nhằm giúp người nông dân trồng lạc. Các hoạt động của các tổ chức này chỉ tập trung vào khâu sản xuất như: hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật,…Do đó, người trồng lạc trên địa bàn xã vẫn chưa được định hướng đầu ra cho sản phẩm. Toàn bộ lạc được tiêu thụ theo hình thức tự phát của hộ.

Theo điều tra lạc trên địa bàn xã chủ yếu bán qua thị trường Trung Quốc,

nhưng thị trường này luôn luôn biến động và có nhiều diễn biến khó lường. Do vậy, giá cả luôn bấp bênh, người bán thì thấp thỏm sợ bị ế hàng. Cùng với đó, lạc khi xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô hoặc chỉ qua sơ chế đơn giản cho nên giá trị đem lại không cao.

Năm nay do dịch covid -19 nên gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiêu thụ của các hộ nông dân trên địa bàn xã. Các hộ dân ở đây cho biết giá lạc giảm hơn so với mấy năm trước, việc bán cũng gặp nhiều khó khăn, Vì hoạt động vận chuyển, lưu thông, phân phối lạc ngưng trệ do nhiều địa phương thắt chặt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nên các tiểu thương thu mua hạn chế, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.

Hộp 4.1. Tình hình tiêu thụ lạc của các tiểu thương thu gom trên địa bàn xã Nghi Thái

“So với những năm trước, năm nay lạc bị mất giá rất nhiều. Nếu như những năm trước giá lạc nhân đạt từ 40.000 đến 50.000 đồng đồng/kg thì năm nay giảm xuống còn 30.000 đến 37.000 đồng/kg tùy loại. Do việc vận chuyển hàng hóa trong thời điểm dịch bệnh gặp khó khăn, cước vận chuyển tăng cao nên sản phẩm lạc nhân tiêu thụ rất chậm. Dù biết là lỗ nhưng thời điểm hiện

tại, nếu có đơn hàng thì các tiểu thương cũng đành phải bán, vì nếu để lâu càng bị thiệt hại”.

PV sâu bà Nguyễn Thị Hà tiểu thương thu gom lạc trên địa bàn xã Nghi Thái

c. Cơ chế, chính sách địa phương

Ban quản trị HTX đã thành lập ban chỉ đạo, phân công các thành viên và cán bộ chuyên môn, cán bộ HTX DV xuống các cơ sở thôn để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc. Các cán bộ BVTV của xã được chỉ đạo thường xuyên bám sát ruộng đồng, phối hợp tốt với các cơ sở thôn làm tốt công tác điều tra, hướng dẫn, tuyên truyền về các biện pháp, kỹ thuật phun trừ. Ban quản trị HTX phối hợp với bên đài truyền thanh xã, thôn tổ chức tốt công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn tỉ mỉ các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.

Chính quyền địa phương đã có những chính sách về đất đai để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các HND yên tâm sản xuất như: xây dựng quy hoạch vùng đất trồng lạc, dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai bên cạnh đó chính quyền địa phương còn xây dựng hệ thống kênh mương gần khu đất đai quy hoạch trồng lạc để thuận lợi cho việc tưới tiêu và tránh ngập úng nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Chính quyền địa phương đã triển khai một số chương trình chính sách để hỗ trợ về kỹ thuật cho các HND như: Hỗ trợ đào tạo nghề cho hộ nông dân sản xuất, mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật cho nhân dân, các cán bộ của Trung tâm khuyến nông TW đã phối hợp với cán bộ khuyến nông để tập huấn cho các HND về kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh cho cây lạc, qua các buổi tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng giúp các hộ nông dân sản xuất năm bắt thông tin mùa vụ, biện pháp canh tác, phòng trừ sâu dịch bệnh đảm bảo vụ mùa đạt năng suất cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)