Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ nông dân điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 63 - 69)

a. Kênh tiêu thụ

Các nhóm hộ khi sản xuất ra một phần lạc sẽ được giữ lại để sử dụng, lượng lạc còn lại sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ. Có hai kênh tiêu thụ là trực tiếp và gián tiếp. Ở kênh tiêu thụ trực tiếp các nhóm hộ phải tự mang đi bán cho người tiêu dùng tại chợ hoặc các địa điểm tiêu thụ trong và ngoài xã. Kênh tiêu thụ gián tiếp là các hộ sẽ bán cho các lái buôn thu gom trong và ngoài xã sau đó họ sẽ bán cho doanh nghiệp hoặc cơ sở chế biến chứ các hộ không trực tiếp bán cho người tiêu dùng.

Qua kênh trực tiếp thì chỉ có người sản xuất trực tiếp bán cho người tiêu dùng, không qua một trung gian nào cả. Còn ở kênh gián tiếp khi đến người tiêu dùng phải thông qua các lái buôn, các đơn vị chế biến,... giá cả từ đó cũng sẽ có sự thay đổi.

Bảng 4.6. Tình hình tiêu thụ lạc qua các kênh tiêu thụ của các hộ điều tra

Diễn giải

Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Hộ quy mô nhỏ 2 13,3 13 87,7 Hộ quy mô TB 3 8,57 12 91,43 Hộ quy mô lớn 0 0 10 100

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021 )

Từ bảng 4.6 ta có thể thấy tình hình tiêu thụ lạc ở cả 3 nhóm hộ QM lớn, trung bình 1à nhỏ đều có một đặc điểm chung đó là tiêu thụ bằng hình thức gián tiếp hay bán cho người thu gom là lớn nhất: 100 % ở hộ có QM lớn, hộ QM trung bình là 91,43 % và ở hộ QM nhỏ là 87,7%. Các thương lái đến tận nhà thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường. Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được lạc kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bán lạc trực tiếp tới tay người tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vì người tiêu dung thường thu mua ít, đòi hỏi chất lượng lạc cao hơn, mất thời gian và công sức cho những người dân vì thế đây cũng được coi như là một lợi thế cho những hộ có QM nhỏ ( 13% ). Hộ có quy mô sản xuất trung bình là 8,57%.

b, Sản lượng tiêu thụ

Hộ nông dân sản xuất ra sẽ giữ lại một phần để tiêu dùng, còn lại sẽ bán ra thị trường. Qua bảng 4.7 ta thấy khối lượng lạc bán ra của nhóm hộ QMN là 187 kg chiếm 78,57% lượng lạc sản xuất ra. Nhóm hộ QMTB khối lượng lạc bán ra 445kg chiếm 85,91% sản lượng lạc của hộ. Nhóm hộ QML bán ra với khối lượng trung bình 93,73% khối lượng lạc hộ sản xuất ra. Qua đó ta còn thấy được khối lượng lạc tiêu thụ của nhóm hộ quy mô lớn là cao nhất, tiếp đến là nhóm hộ quy mô trung bình và thấp nhất là nhóm hộ quy mô nhỏ. Nguyên nhân

dẫn đến hiện tượng này là do qua điều tra cho ta biết được nhóm hộ quy mô nhỏ hiện nay có xu hướng giữ lạc để ép dầu để sử dụng.

Bảng 4.7.Sản lượng lạc tiêu thụ của hộ điều tra năm 2021

Chi tiêu Khối lượng lạc sản xuất ra Khối lượng lạc tiêu thụ Tỷ lệ lạc tiêu thụ Kg Kg % Nhóm hộ quy mô nhỏ 238 187 78,57 Nhóm hộ quy mô TB 518 445 85,91 Nhóm hộ quy mô lớn 1276 1196 93,73

Nguồn Tổng hợp số liệu điều tra 2021 c. Giá lạc

Việc tiêu thụ lạc tại xã Nghi Thái được thông qua trao đổi, thỏa thuận giữa người trồng lạc và những người thu gom, hoặc trực tiếp với người tiêu dùng. Giá cả của lạc cũng được hình thành thông qua những thỏa thuận đó. Tại xã Nghi Thái, giá lạc không phụ thuộc vào yếu tố quy mô sản lượng của hộ mà phụ thuộc vào chất lượng và đối tượng bán, thời điểm bán.

Theo điều tra thì các hộ nông dân bán lạc đều không theo hợp đồng chủ yếu là sự đồng thuận giữa 2 bên mua và bán. Cũng có nhiều hộ bán lạc thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua lạc thường mua với giá rẻ hơn vì người nông dân không muốn chịu thêm chi phí bảo quản cũng như không thể chắc chắn được chất lượng lạc sẽ đảm bảo cho tới cuối vụ thu mua. Còn các đợt bán sau lạc sẽ được bán với giá cao hơn nhưng người nông dân sẽ phải chịu thêm chi phí bảo quản và hao hụt của sản phẩm.

Bảng 4.8.Giá bán lạc bình quân của các hộ điều tra tại xã Nghi Thái

Diễn giải Giá thành (nghìn đồng)

Lạc tươi 17,5

Lạc khô 23

( Nguồn:Tổng hợp điều tra 2021) Qua điều tra các hộ nông dân cho biết giá lạc biến động theo từng ngày, qua bảng 4.8 ta thấy đầu vụ bà con bước vào thu hoạch, bán lạc tươi ngay tại ruộng, với giá trung bình đồng17,5/kg, giá lạc khô trung bình 23 nghìn đồng/ kg. Giá lạc thường có xu hướng tăng vào cuối vụ, theo tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do vào thời điểm chính vụ lượng lạc dồi dào do đó lượng cung lớn dẫn đến việc tụt giá và cuối vụ khi lượng cung ít đi, lượng lạc khan hiếm hơn đã dẫn đến giá tăng vào thời điểm cuối mỗi vụ. Việc để đến cuối vụ bán là một phương án mạo hiểm cho các hộ nông dân, vì các hộ nông dân thường không bảo quản lạc đúng cách, dẫn đến dễ hư hỏng sản phẩm, tiếp đó hình thức tiêu thụ của hộ trên địa bàn hầu hết thông qua thu gom. Nắm được tâm lý sợ mất giá, sợ lạc bị hao hụt theo thời gian của người dân, nên các tiểu thươngthu gom càng ép giá. Thêm nữa là thu gom nắm hầu hết các đầu ra, bởi vậy, người dân cho rằng không bán cho thu gom cũng không thể bán cho ai được. Tuy nhiên, bản thân những người thu mua cũng không xác định được giá hàng bán ra là bao nhiêu, gây nên tình trạng giá lạc lên xuống thất thường.

Qua kết quả nghiên cứu, có tới 91,67% ý kiến cho rằng giá không ổn định nên ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ lạc. Nguyên nhân của sự biến động giá cả là do việc cung cấp sản phẩm lạc mang tính chất thời vụ, khi cần thì lạc chưa cho thu hoạch, khi được thu hoạch thì khối lượng lạc lại lớn.

Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của các hộ về khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm STT TT Khó khăn Số hộ trả lời Tỷ lệ (%) 1 Không có hợp đồng 60 100 2 Giá cả không ổn định 55 91,67 3 Chất lượng sản phẩm không đồng đều 50 83,33

4 Bị thu gom ép giá 41 68,33

5 Thiếu thông tin thị trường 45 75

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021) Ngoài yếu tố về giá không ổn định, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ lạc như: chất lượng sản phẩm không đồng đều, sản phẩm bị ép, ép giá...điều đáng lưu ý là chưa có bất kỳ hợp đồng chính thức nào giữa người sản xuất và cơ sở chế biến, giữa các tác nhân tham gia tiêu thụ, nhà máy hoặc doanh nghiệp trong vấn đề giải quyết đầu ra cho người dân.

d. Tác nhân người thu mua:

Qua điều tra, cho thấy các hộ nông trên địa bàn xã đa số bán lạc cho bên thu gom. Vì vây tôi đã tiến hành điều tra 5 hộ thu gom lạc trong địa bàn xã.

Bảng 4.10. Hoạt động mua bán của người thu gom trên địa bàn xã Nghi Thái

STT Diễn giải Tỷ lệ (%)

1 Mua từ người sản xuất 100

Tỷ lệ bán cho

2 Chủ buôn 85

3 Người chế biến, ép dầu… 15

Qua bảng 4.10 lạc 100% sản phẩm thu mua từ người sản xuất của người thu gom để cung cấp cho chủ buôn và người chế biến. Bình quân người thu gom bán cho chủ buôn là 85% và 15% bán cho người chế biến. Qua điều tra, người thu mua bán cho các chủ buôn lớn, chuyên chở hàng bằng xe container chủ yếu bán lạc đã phơi khô, để đi tiêu thụ ở các tỉnh thành trên cả nước và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu ra nước ngoài.

Lạc sau khi thu mua, được phân loại, lạc có mẫu mã đẹp, đảm bảo chất lượng bán cho người mua buôn với giá cao hơn giá thu mua, còn lại có mẫu mã, chất lượng kém hơn bán cho người chuyên sơ chế ở địa phương với giá thấp hơn, thậm chí có lúc bằng với giá mua từ người sản xuất nhưng vẫn đảm bảo mang lại thu nhập cho người thu gom. Trong quá trình thu mua đòi hỏi người thu gom phải có kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ lạc chất lượng thấp.

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của người thu về khó khăn trong quá trình buôn bán lạc

Nguồn Tổng hợp số liệu điều tra 2021

Cũng như các hộ nông dân sản xuất lạc thì người bán buôn cho rằng quá trình buôn bán lạc không có hợp đồng tiêu thụ là một trong những khó khăn lớn đối với họ. Do phương thức kinh doanh thói quen từ trước đến nay, bằng uy tín, sự quen biết từ trước nên không thiết lập hợp đồng văn bản, đây là những hạn chế, tác động đến quá trình tiêu thụ lạc, không có sự ràng buộc trách nhiệm giữa các bên, tính rủi ro rất cao. Có 90% nhà bán buôn cho rằng giá cả thị trường không ổn định gây khó khăn cho họ. Ngoài ra cũng có các yếu tố gây

STT Khó khăn Tỷ lệ (%)

1 Chưa có hợp đồng tiêu thụ 100

2 Giá không ổn định 90

3 Sản phẩm không đồng đều 90

khó khăn cho người thu gom như: chất lượng sản phẩm không đồng đều, và quá trình bảo quản sản phẩm của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)