Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 47)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nghi Thái nằm phía Đông Nam của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Phía Bắc giáp xã Nghi Phong, phía Đông bắc giáp xã Phúc Thọ, phía Tây giáp xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, phía Nam xã Hưng Hòa, thành phố Vinh. Cách trung tâm thành phố 7,5 Km, có vị trí nằm giữa thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò, nên địa phương có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, mua bán hàng hóa. Xã Nghi Thái thuộc vùng đồng bằng, ở đây chủ yếu là đất cát biển có độ cao từ 1,5 – 5,0m là vùng đất màu mỡ và giàu dinh dưỡng thuận lợi cho phát triển trồng.

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên a. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu mang đặc trưng của vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.

+Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá

cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 –24,5℃, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 40℃. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 – 20,5℃ , mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 10,2°C.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, lớn nhất

khoảng 2.600mm, nhỏ nhất 1.100mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10. Đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10%lượng mưa cả năm.

+Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc (gió Bắc) nằm

sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió Đông Nam (gió Nồm) mát mẻ từ biển Đông thổi vào, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan (gió Lào) tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang, là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam tạo nên một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Thái thường xuất hiện tháng 6, 7, 8 đã gây ra khô nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện. Những đặc trưng về khí hậu là biên độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8 – tháng 10), còn mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh.

b.Thủy văn

Nghi Thái có hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú,trong đó có hệ thống sông lớn là Sông Cả. Sông Cả chảy qua phía đông của xã, diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 𝑘𝑚2 tổng lượng nước 21,90km3 tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688𝑚3/s và modun dòng chảy năm 25,3 l/s.km2. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.

Điều kiện khí hậu, thủy văn của Nghi Thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ. Hệ thống sông ngòi, ao hồ là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân và có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Nghi Thái qua 3 năm (2018-2020) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện Tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện Tích (Ha) Cơ cấu (%) 19/18 20/19 BQ Tổng DT đất tự nhiên 938 100 938 100 938 100 100,00 100.00 100.00 Đất nông nghiệp 540,12 57,58 533,44 56,87 527,24 56,21 98,76 98,84 98,80 Đất trồng cây hàng năm 496,5 91,92 483,99 90,73 474,05 89,91 97,48 97,95 97,71 Đất trồng cây lâu năm 23,12 4,66 25.18 4,72 25,78 4,89 108,90 102,40 105,60

Đất NTTS 20,5 3,80 24,27 4,55 27,42 5,2 118,40 112,96 115,65

Đất phi NN 363,98 38,80 370,66 39,52 376,85 40,17 101,84 101,67 101,75

Đất thổ cư 255,3 70,14 261,54 70,56 266,73 70,78 102,44 101,99 102,21

Đất phi nông nghiệp khác 108,68 29,86 109,12 29,44 110.12 29,22 100,41 100,91 100,66

Đất chưa sử dụng 33,9 0,04 33,9 0,04 33,9 0,04 100,00 100,00 100,00

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp. Đất

đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động của con người, là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.

Theo số liệu 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 938 ha bao gồm các loại đất:

Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 527,24 ha trong đó: Đất trồng cây hàng năm chiếm 474,05ha hay 56,21%, diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 25,78ha tương đương 4,89 %. Diện tích nuôi trồng thủy hải sản chiếm 27,42 ha hay 5,2%.

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 376,85 ha hay 40,17% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Diện tích chưa sử dụng chiếm 33,9 tương đương 0,04% diện tích đất tự nhiên.

Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, chủ yếu là do giảm đất trồng cây hàng năm. Nguyên nhân là giảm diện tích trồng cây hàng năm, do xã thực hiện chính sách đồn điền đổi thửa, quy hoạch diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang ao đầm, nuôi cá… Đất phi nông nghiệp có tăng nhẹ qua các năm do sự phát triển về cơ sở hạ tầng của các hộ dân và dân số ở địa phương.

Bảng 3.2. Cơ cấu dân số và lao động của xã Nghi Thái qua 3 năm (2018 – 2020)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 19/18 20/19 BQ Tổng số hộ Hộ 2843 100,00 2878 100,00 2925 100,00 101,23 101,63 101,43 Hộ nông nghiệp Hộ 1510 53.11 1521 52.85 1545 52.82 100.73 101.58 101.15 Hộ phi nông nghiệp Hộ 1333 46.89 1357 47.15 1380 47.18 101.80 101.69 101.75

Tổng số nhân khẩu Người 9412 100,00 9498 100,00 9536 100,00 100,91 100,40 100,66

Khẩu nông nghiệp Người 5740 60,99 5762 60,67 5773 60,54 100,38 100,19 100,29 Khẩu phi nông nghiệp Người 3672 63,97 3736 64,84 3763 39,46 101,74 100,72 101,23

Tổng số lao động Người 5520 100,00 5679 100,00 5713 100,00 102,88 100,60 101,73

LĐ nông nghiệp Người 2910 52,72 3435 60,49 3467 60,69 118,04 10,.93 109,15 LĐ phi nông nghiệp Người 2610 47,28 2244 39,51 2246 39,31 85,98 10,.09 92,77

Chỉ tiêu bình quân

BQ khẩu/hộ Người 3,31 - 3,30 - 3,260 - 99.69 98,79 99,24

BQ LĐ/hộ Người 1,94 - 1,97 - 1,953 - 101.63 98,98 100,30

Dân cư xã Nghi Thái được chia thành 11 xóm. Theo số liệu đến năm 2020 tổng dân số trên địa bàn xã là 2925 hộ với 9536 nhân khẩu.

Qua số liệu ở bảng 3.2 có thể thấy số hộ trên địa bàn có biến động nhẹ theo đó năm 2019 tăng 35 hộ hay tăng 1,17% so với năm 2018. Năm 2020 cũng tiếp tục tăng 43 hộ, tương ứng tăng 1,16% so với năm 2019. Hộ nông nghiệp chiếm 52,82% trong tổng số hộ của địa bàn xã, tuy nhiên thì tỷ lệ các hộ nông nghiệp đang có dấu hiệu giảm dần.

Dân số xã Nghi Thái trong những năm gần đây có tăng nhẹ, năm 2019 tăng 86 người hay tăng 0,91% so với năm 2018. Năm 2020 cũng tăng 68 người tương đương tăng 0,40%. Bình quân chung tăng 0,66%. Nguyên nhân số hộ và dân số tăng là do xã có các hộ tách ra riêng và tỷ lệ sinh lớn hơn tỷ lệ tử.

Lao động trên địa bàn xã tăng qua các năm, dân số trong xã chủ yếu làm nghề nông. Năm 2020 tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 5713 người trong đó lao động qua đào tạo là 3148 người. Xét về lực lượng lao động trong tổng số dân thì có thể cho rằng Nghi Thái là xã có lực lượng lao động khá dồi dào với số người trong độ tuổi lao động chiếm 58,64% tổng dân số. Trong giai đoạn 2018- 2020 lao động phi nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân khá cao là 2,16%. Trong khi đó lao động nông nghiệp có sự tăng nhẹ 0,083%.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

a. Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn xã hiện có 3 ngôi trường là trường Mầm non, Tiểu học và THCS các trường từng bước được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học; duy trì sĩ số, nề nếp học tập, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên; trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, tỷ lệ chuyển lớp đạt 100%, tỷ lệ chuyển cấp (cấp 1 lên cấp 2) đạt 100%, huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%, các cháu ra mẫu giáo, nhà trẻ đạt kết quả cao. Trường Mầm non, và trường Tiểu học đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.

Xã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hằng năm, xã đều tổ chức chương trình khám và tiêm các loại vác xin phòng bệnh cho trẻ. Mỗi năm, xã còn tổ chức hai đợt hiến máu nhân đạo cứu người. Chương trình hiến máu được người dân trên địa bàn tham gia tích cực, đông đủ. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đã tổ chức các đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viên hô hấp cấp do chủng mới corona viruss gây ra, Xã Nghi Thái đã chủ động trong công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, tổ chức các hội nghị giao nhiệm vụ cho các đơn vị đóng trên đại bàn triển khai các biện pháp phòng tránh dịch bệnh kịp thời khuyến cáo, hướng dẫn để người dân nhận thức một cách đầy đủ nhất về nguy cơ và cách thức phòng chống dịch

c. Hệ thống đường giao thông

Hệ thống giao thông được cải tạo, bê tông hóa các con đường, nâng cấp bằng vốn đầu tư của Nhà Nước và đóng góp của nhân dân . Hệ thống giao thông trong xã, các loại xe ôtô 1,5 tấn, các loại công nông lớn nhỏ tới tất cả các thôn trong xã, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao lưu, trao đổi hàng hoá với thị trường.

d. Hệ thống thủy lợi

Xã Nghi Thái có đập và có con sông Lam chạy qua rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi thường xuyên được đầu tư, tu bổ và cải tạo nên hệ thống các công trình thuỷ lợi của xã tương đối hoàn thiện, toàn xã có 3 trạm bơm để phục vụ tưới tiêu cũng như chống úng cho địa bàn xã. Trong xã kênh mương đã được xây và bê tông hoá để phục vụ cho bà con nông dân. Hiện nay, quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi của xã thường xuyên được bảo dưỡng đảm bảo cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất dân sinh.

Phong trào văn hóa văn nghệ- thể dục thể thao được duy trì và phát triển rộng hơn, chất lượng được nâng lên một bước. Thu hút các đoàn viên, hội viên của các tổ chức tham gia. Tạo không khí vui tươi phấn khởi và mangtính xã hội hóa cao, phong trào thi đua yêu nước trong năm được đẩy mạnh.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã

Đại dịch covid 19 làm ảnh hưởng lớn kinh tế xã Nghi Thái, qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã năm 2020 đạt 441,57 tỷ đồng đồng thời chỉ tăng nhẹ 2,43 tỷ đồng hay 0,56 % so với năm 2019.Thu nhập bình quân đầu người đạt 46,30 triệu đồng/người trên năm.

Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm gần đây đã có sự dịch chuyển rõ rệt. Cơ cấu có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp, TTCN, thương mại dịch vụ. Cụ thể năm 2018 cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm từ 31,09 % xuống còn 28,87% vào năm 2019, đến năm 2020 còn 27,1%, tỷ trọng ngành giảm nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng qua các năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và TTCN tăng qua các năm, cụ thể năm 2018 chiếm 45,73% đến năm 2019 chiếm 46,45%, năm 2020 ngành này chiếm 47,8% trong cơ cấu kinh tế. Ngành Thương mại dich vụ biến động qua các năm năm 2018 trong cơ cấu kinh tế ngành chiếm 23,18%, sang 2019 chiếm 24,68%, đến 2020 sự tăng nhẹ còn chiếm 25,1% trong tổng giá trị kinh tế của xã.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Nghi Thái đã thực hiện có hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương, cũng như cải tạo các diện tích đất sản xuất khô hạn, bạc màu, bị nhiễm mặn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hộ gia đình nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng trồng lúa trên những diện tích đất trồng trọt hiện có. Nhờ đó, hàng năm, tổng thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây luôn tăng khá, đạt gần 144,57 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,1% trong nền kinh tế của toàn xã.

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Nghi Thái qua 3 năm (2018-2020) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh Giá trị (tỷ đồng) CC(%) Giá trị (tỷ đồng ) CC(%) Giá trị (tỷ đồng ) CC(%) 19/18 20/19 BQ

I.Tổng giá trị sản xuất 415,35 100 439,12 100 441.57 100,0 105,72 100,56 103,11

Nông nghiệp 129 31,09 126,77 28,87 119,66 27,1 98,17 94,39 96,26 Công nghiệp, TTCN 190 45,73 203,97 46,45 211,07 47,8 107,39 103,48 105,42

Thương mại dịch vụ 96 23,18 108,38 24,68 110,83 25,1 112,56 102,27 107,29

II. Một số chỉ tiêu bình quân

GTXS/hộ/năm (triệu đồng) 146,09 - 152,57 - 150,96 - 104.43 98,94 101.65 GTSX/người trên năm ( trđ) 44,13 - 46,23 - 46,3 - 103,84 100,15 106,98

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)