Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 31)

2.1.5.1. Các yếu tố bên trong hộ * Giống

Giống là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất, vì nó là nhân tố quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm lạc. Việc lựa chọn giống phù hợp với điều kiện của từng địa phương để sản xuất là rất quan trọng. Những giống lạc cho năng suất cao nhưng trồng ở những địa phương có điều kiện đất đai khí hậu không thích hợp thì sẽ làm giảm năng suất của giống. Những giống lạc có khả năng chịu hạn cao thì nên được trồng ở những vùng có địa hình thấp để làm tăng khả năng thích nghi của giống. Trước khi, giống được đưa vào sản xuất đại trà ở một vùng nào đó thì nên đưa vào trồng thử nghiệm trước, xác định được tính hiệu quả của giống thì mới quyết định mở rộng quy mô sản xuất. * Trình độ kinh nghiệm của hộ

Từ bao đời nay nông dân chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm vốn có của mình, nên tạo nên tính ỷ lại bảo thủ trong nông dân, khó có thể lay chuyển. Khi đưa một tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất thì họ chỉ làm theo khi tận mắt nhìn thấy kết quả đạt được. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường sản xuất nông nghiêp theo hướng hàng hóa đòi hỏi người dân phải có trình độ cao để có thể tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật để đưa vào sản xuất do đó trình độ của chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.

Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phương thức trồng là những khâu quan trọng trong trồng và chăm sóc lạc có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của lạc. Phương thức trồng và kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những trong năm hiện tại mà còn ảnh hưởng đến các năm tiếp theo.

* Nguồn vốn đầu tư của hộ

Vốn: Là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất.Trong suốt quá trình sản xuất lạc, người sản xuất luôn phải đầu tư một lượng vồn nhất định vào sản xuất để mua giống, nguyên liệu, vật tư và các chi phí khác. Việc đầu tư vốn sản xuất phụ thuộc vào quy mô sản xuất và yêu cầu dinh dưỡng của cây lạc, ngoài ra còn phụ thuộc vào thu nhập của từng hộ sản xuất.

2.1.5.2 Các yếu tố bên ngoài hộ * Điều kiện kiện tự nhiên:

Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lạc của bà con nông dân. Những thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lượng mưa hàng năm, hàng tháng; lượng mưa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù… đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể.

Thị Trường:

Giá lạc không chỉ ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ mà còn ảnh hưởng cả tới quá trình sản xuất. Giá lạc cao thì quá trình tiêu thụ lạc sẽ diễn ra nhanh hơn và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giá cao sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu thụ do cầu về lạc trên thị trường giảm. Bên cạnh đó thì giá lạc là một yếu tố kích thích sản xuất. Trường hợp giá lạc cao, việc tiêu thụ thuận lợi sẽ

kích thích người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất lạc, tăng đầu tư để tăng năng suất, sản lượng lạc. Trường hợp ngược lại, người sản xuất sẽ giảm diện tích, thu hẹp quy mô để tránh gặp phải những tổn thất.

Thị trường đầu vào: gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ sản xuất, vốn, giống,... Ngoài thị trường tiêu thụ thì thị trường các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất… cũng đóng vai trò quan trọng quyết định một phẩn chất lượng và giá sản phẩm đầu ra.

Thị trường đầu ra: là cơ sở để hoạt động sản xuất lạc tồn tại và phát triển. Thị trường đầu ra của sản phẩm lạc có thể là doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thương mại (nhà bán buôn bán lẻ, các đại lý,...) và người tiêu dùng thông qua các chợ, đại lý, cửa hàng tiêu thụ,... là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển sản xuất lạc...

Chủ trương, chính sách của địa phương

Các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương có

thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hộ nông dân sản xuất lạc thông qua các chính sách như đất đai, tín dụng, thuế... Căn cứ vào tình hình sản xuất lạc của địa phương mà các cấp chính quyền đưa ra các chính sách phát triển phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)