Trong trồng trọt thì cây lúa vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, bên cạnh đó cây lạc đóng vai trò quan trọng không kém, ở vùng nhiệt đới bán khô hạn như Việt Nam nơi mà khí hậu biến động và canh tác đặc biệt khó khăn. Sản phẩm từ lạc đa dạng và phong phú được dùng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến như dầu lạc, khô dầu, thức ăn cho chăn nuôi,... và cây lạc được trồng từ Bắc tới Nam với quy mô và sản lượng lớn, có giá trị xuất khẩu.
Qua bảng 2.2 ta có thể thấy giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, diện tích diện tích sản xuất lạc của nước có sự biến động theo chiều hướng giảm dần. Diện tích sản xuất năm 2017 đạt 196,60 nghìn ha đến năm 2018 diện tích trồng lạc còn 185,70 nghìn ha tức là đã giảm 10,9 nghìn ha hay giảm 5,5%. Đến năm 2019 diện tích trồng lạc trên cả nước giảm còn 176,80 nghìn ha tương đương giảm 8,9 nghìn ha hay giảm 4,8 % so với năm 2019.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất của một số cây hàng năm ở Việt Nam Năm 2017 2018 2019 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng ( nghìn tấn) Diện tích ( nghìn ha) Sản lượng (nghìn ha) Diện tích ( nghìn ha) Sản lượng ( nghìn tấn) Lúa 7.705 427381 7503,90 44046 7469,50 43.495 Lạc 196,60 459,60 185,70 457 176,80 442,60 Mía 281,00 18356,40 269,30 17945 235,30 15.685 Ngô 1099,50 5109,60 1032,90 4874 986,70 4731 Đậu Tương 68,40 101,70 53,30 80,80 49,50 77,30 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2019)
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn. Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy gieo trồng giống mới với các biện pháp canh tác tiên tiến, có thể đạt năng suất lạc 4- 5 tấn/ha, gấp 3 lần năng suất đại trà. Điều đó chứng tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rất đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta, phù hợp với chiến lược sản xuất cây lấy dầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tuy nhiên, sản xuất lạc ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch và chế biến. Đây là một cản trở khi hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn do không có một tổ chức nhà nước hay cá nhân nào đứng ra lo liệu đầu ra cho sản phẩm. Xúc tiến thương mại kém, chưa khai thác được hết lợi thế từ sản phẩm lạc ở Việt Nam nên sản xuất không phát triển mạnh và bền vững thua kém nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Thị trường xuất khẩu lạc của nước ta chủ yếu là Indonexia, Singapo, Malaixia, Trung Quốc… Theo báo cáo của tổ chức lương thực thế giới năm
2019 Việt Nam xuất khẩu 1,82 nghìn tấn lạc nhân và 3,32 triệu tấn lạc vỏ, và thị trường lớn nhất của nước ta là Trung Quốc.
Bảng 2.3.Tình hình xuất khẩu lạc của Việt Nam
Diễn giải 2017 2018 2019
Lạc nhân ( tấn) 2008 2163 1819
Lạc vỏ (tấn) 13784 11950 33221
Nguồn: FAOSTAT số liệu thống kê 2019
Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ lạc của một số địa phương ở Việt Nam
- Tỉnh Thanh Hóa:
Thanh Hoá là một trong 5 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn của cả nước diện tích Sản lượng lạc hàng năm đạt trên 29.000 tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 5.000 tấn - 7.000 tấn, đạt 5,0 - 6,5 triệu USD. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển cây lạc. Nhiều giống lạc mới như: L08, L12,21 L14, L18, L23, L24,L26, MD7, TB25... và các tiến bộ kỹ thuật tiến bộ đã được đưa vào sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng lạc của tỉnh. Chính sách trong sản xuất và tiêu thụ lạc tại tỉnh Thanh Hóa: Một trong những chính sách để thúc đẩy việc nâng cao năng suất và hiệu quả khi trồng lạc: hỗ trợ đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác; Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lạc nhân và các sản phẩm từ lạc.
- Tỉnh Bắc Giang
Theo số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang có diện tích cây lạc trồng khoảng 9.825 ha sản lượng đạt trên 25.400 tấn lạc (2019). Diện tích trên được trồng tập trung ở trên 30 xã, thị trấn thuộc các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang và Lục Nam. Ngoài việc trồng lạc đông để làm thực phẩm và chế biến thì phần lớn trồng để cung cấp nguồn giống chủ lực cho vụ xuân của địa phương và các tỉnh lân cận, nhất là các tỉnh miền Trung. Để đạt được năng suất cao như vậy, tỉnh Bắc Giang đã có những chiến lược cụ thể từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm đầu ra rất rõ ràng, từ kỹ thuật cơ bản để chọn giống, lượng giống chọn đất và kỹ thuật trồng, được các doanh nghiệp liên kết với để đầu tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lạc sau trồng, được hướng dẫn điều tiết nước, phòng trừ sâu bệnh và được thu mua với giá cao, luôn được bà con nông dân tin tưởng và yên tâm sản xuất.