6. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại bao gồm:
Sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại: Tuyên bố sứ mệnh là lời khẳng định đầu tiên và kiênđịnh nhất về lý do mà ngân hàng thương mại tồn tại. Nó cho biết lý do tại saonguồn nhân lực tại đây được tập hợp và nỗ lực phát triển cùng nhau để tạo rađiều gì. Tầm nhìn định hướng một cách cách rõ ràng và thuyết phục về vị trívà những thành tựu mà ngân hàng sẽ đạt tới, tạo cảm hứng cho sự vươn lêncủa cả tập thể cũng như từng cá nhân. Trong khi đó, các giá trị cốt lõi phảnánh những chuẩn mực mà ngân hàng theo đuổi bất chấp mọi đổi thay. Phát triển nguồn nhân lực cũng tuân theo đúng hệ thống giá trị đó mà tạo dựng cátính và lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Sau cùng, chiến lược của ngân hàngđược xây dựng để mô tả một tập hợp các hành động nhằm thực thi sứ mệnh,tầm nhìn và các giá trị cốt lõi ấy trong một giai đoạn dài hạn. Việc diễn giảichiến lược tổng thể thành các chiến lược của đơn vị thành viên, chiến lượcchức năng (trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực), rồi tiếp đến làcác chương trình, kế hoạch cụ thể sẽ là những tấm “bản đồ” chi tiết hơn trongtổ chức. Hiển nhiên, các nhân tố trên đều có những ảnh hưởng định hướng lớnđến công tác phát triển nguồn nhân lực.
Quan điểm, triết lý, phẩm chất và năng lực của đội ngũ lãnh đạo cấpcao trong ngân hàng thương mại về vấn đề phát triển nguồn nhân lực: Lànhững người nắm quyền quyết định lớn nhất, những vị trí cao cấp ln có khảnăng tác động mãnh mẽ nhằm kích hoạt, thúc đẩy tiến độ hay kìm hãm vàthậm chí bác bỏ các chương trình, dự án phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng. Mặt khác, mức độ nỗ lực phấn đấu nhằm phát triển sự nghiệp của người lãnh đạo có thể là tấm gương, sự khích lệ cho nhân viên noi theo.
Vai trò của bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực trong ngân hàng thương mại: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chủ trì các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Khả năng xây dựng chiến lược, xây dựngcác chương trình, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực; khả năng vận độnghành lang để thuyết phục giới lãnh đạo phê chuẩn và bảo trợ các dự án này;khả năng điều phối, kiểm sốt và tự hồn thiện trong q trình triển khai thựchiện; tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của công tác phát triển nguồn nhân lực.
Khả năng hỗ trợ cho công tác phát triển nguồn nhân lực: Ở đây có thể kể tới: cơ sở vật chất (trung tâm đào tạo của ngân hàng, hạ tầng công nghệ thông tin, cho đến những chi tiết nhỏ như phương tiện di chuyển); nguồn kinh phí; chất lượng của đội ngũ giảng viên bán chuyên trách nội bộ; hay mức độ cộng tác của các bộ phận, đơn vị trong công tác phát triển nguồn nhân lực.
Văn hoá doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực: Ở một mức độ phát triển cao, phát triển nguồn nhân lực trở thành một nét đẹp văn hố được tồn thể tập thể lao động cam kết, tự giác và nỗ lực thực thi. Ngược lại, với ngân hàng thương mại chưa xây dựng được văn hoá về phát triển nhân lực,các hoạt động liên quan rất dễ sa vào hình thức, chống đối, hiệu quả thấp.
Yếu tố thời gian trong các chương trình phát triển nguồn nhân lực: Với các dự án đã được lên kế hoạch trước, yếu tố thời gian cần được cam kết để đảm bảo tính hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xảy ra biến cố bất ngờ vượt ngồi dự tính mà vẫn buộc phải có sự thay thế nhân sự nhanh chóng. Khi đó, xuất hiện những chương trình phát triển nguồn nhân lực buộc phải cắt bớt thời gian so với thông thường.