Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THANH HƯƠNG - 1906185015 - QLKT K1 (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại bao gồm:

Chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực: Với chức trách quản lý xã hội, Nhà nước ban bố các chính sách để thúc đẩy sự phát triển ở một số mặt nhất định, trong khi, hạn chế các yếu tố được cho là bất lợi nhằm giúp xã hội phát triển cân bằng và bền vững. Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, hầu hết các quốc gia đều ý thức được tầm quan trọng và giátrị của việc phát triển nó. Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nhất định, do nhiều lý do khác nhau, chính sách về phát triển nguồn nhân lực có thể đạthiệu quả khơng cao. Nhưng nhìn chung, các chính sách tác động đến nguồn nhân lực quốc gia cũng như nguồn nhân lực các vùng, các ngành. Qua đó ảnh hưởng tới nguồn nhân lực cũng như vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại cáctổ chức, trong đó có ngân hàng thương mại.

Thực trạng của nguồn cung nhân lực, đặc biệt là nhân lực ngành tà ichính – ngân hàng và sự phát triển của thị trường lao động: Trong trường hợp nguồn cung nhân lực dồi dào và có trình độ cao, ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng hơn trong việc tập hợp một đội ngũ nhân lực chất lượng. Giúp giảm chi phí đào tạo cho nhân sự mới, cũng như mở ra nhiều triển vọng phát triển đột phá hơn cho nguồn nhân lực. Ngược lại, nếu nguồn cung nhân lực hạn chếvới chất lượng không cao, trong khi thị trường lao động phát triển chưa đầy đủ, sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho ngân hàng thương mại. Nguồn lực đầu tư cho phát triển nhân lực nhiều khả năng mang lại hiệu quả thấp hơn.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Ở thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu tín dụng trong xã hội cao cũng là lúc ngân hàng thương mại có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động. Khi đó, nguồn nhân lực ngân hàng thương mại thường mở rộng nhiều về quy mơ. Cịn trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nguồn nhân lực ngân hàng thương mại có xu hướng tập trung vào việc tái cấu trúc, phát triển theo chiều sâu để tạo ra những sinh lực mới. Bên cạnh đó, sự an tồn và ổn định của xã hội là môi trường tốt cho các nỗ lực phát triển.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ: Tiến bộ của khoa học – công nghệ cung cấp cho ngân hàng thương mại những tiện ích hỗ trợ ngày càng đồng bộ và thân thiện, giúp xử lý các quy trình nghiệp vụ an tồn, nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học–cơng nghệ địi hỏi sự cập nhật và đổi mới liên tục. Các nền tảng cơng nghệ có vịng đời ngày càng thấp, khiến chu kỳ phải tiến hành đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho nguồn nhân lực cũng ngày càng ngắn đi.

Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: Ngày nay,tồn cầu hố đã và đang làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong mọi ngành nghề. Ngân hàng thương mại dù chưa vươn ra thế giới, vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”. Để cạnh tranh có hiệu quả, ngân hàng thương mại buộc lịng phải tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy việc nâng cao hiệu suất hoạt động. Mà chủ yếu tập trung vào đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, áp lực cạnh tranh cao sẽ lây lan sang các khía cạnh khác như thu hút và giữ chân người tài.

Yếu tố văn hố: Ngân hàng thương mại trong q trình mở rộng địa bàn hoạt động (cộng với ảnh hưởng của tồn cầu hố và sự dịch chuyển lao động), có thể phải đối mặt với bài tốn đa văn hố trong nguồn nhân lực.Chính sách phát triển nguồn nhân lực, vì vậy, đôi khi cần điều chỉnh để tương thích với văn hoá từng cộng đồng, vùng miền hay từng nhóm nhân lực trong tổ chức.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THANH HƯƠNG - 1906185015 - QLKT K1 (Trang 42 - 45)