Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THANH HƯƠNG - 1906185015 - QLKT K1 (Trang 62 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lựctại Ngân hàng

2.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Về công tác kế hoạch đào tạo, HDBank Quảng Ninh thực hiện khảo sát nhu cầu đào tạo đối với từng cán bộ, người lao động thông qua phiếu khảo sát trên phần mềm quản lý nhân sự của Chi nhánh về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Căn cứ thông tin trên phiếu khảo sát của cán bộ, người lao động và kết quả rà soát, đánhgiá thực trạng năng lực đội ngũ nhân sự. Tiếp đó, Chi nhánh đăng ký nhu cầu tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng kiến thức,kỹ năng cho người lao động của Chi nhánh với Hội sở chính của HDBank. Trên cơ sở đăng ký của các Chi nhánh và kinh phí dành cho đào tạo, Hộisở chính xây dựng và thơng báo kế hoạch

Giá m đốc Giá m đốc ban Trưởng phịng Trưởng bộ phận Nhóm trưởng Nhân viên

đào tạo,bồi dưỡng cho toàn hệ thống, lịch đào tạo này được cập nhật trên phần mềm quản lý nhân sự để nhân viên có thể nắm bắt kịp thời.

Hình 2.8. Danh mục yêu cầu đào tạo trên phần mềm hệ thống quản lý nhân sự của HDBank Quảng Ninh

Nguồn: HDBank Quảng Ninh, 2020

Công tác về xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo được xây dựng khá nghiêm chỉnh dựa trên quy định về đào tạo với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh doanh trong và ngoài nước của ngân hàng. Với số lượng nhân viên mới được tuyển dụng tăng trong những năm gần đây thì việc đào tạo hội nhập và đào tạo về chuyên mơn là đối tượng được chú trọng trong chính sách đào tạo để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên theo kip với mục tiêu phát triển của Chi nhánh.

Nội dung chương trình đào tạo, đối với người lao động mới tuyển dụng vào sẽ được học lớp hội nhập để làmquen với mơi trường làm việc, văn hóa làm việc của Ngân hàng, các quy trình,quy định, nội quy chung của Ngân hàng.Đối với người lao động đang thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, sẽ được tập huấn về nghiệp vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng, bảo đảm tiền vay, pháp chế để tăng

cường kỹ năng thực hiện nghiệp vụ cũng như hướng dẫn khách hàng. Đối với cán bộ quản lý, được đào tạo chuyên sâu về thẩm định dự án đầu tư, xử lý rủi ro khi dự án có vấn đề. Ngồi ra, nội dung đào tạo có thể là tập huấn triển khai nhiệm vụ mới hay chính sách, quy định mới để cán bộ, người lao động tại Chi nhánh nắm bắt được những điều kiện, chính sách, chế độ quy định và hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện.

Qua thời gian thực hiện công tác đào tạo từ khi thành lập đến nay cho thấy nội dung chương trình đào tạo chưa được phong phú, cả về số lượng và chất lượng. Chi nhánh đã triển khai khá đầy đủ những nội dung cần đào tạo cho các đối tượng, góp phần bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo cịn có những hạn chế do việc xây dựng chương trình đào tạo nhiều khố học cịn phụ thuộc vào cơ sở đào tạo nên không sát với nhu cầu thực tế của Chi nhánh. chưa xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tình huống, giải quyết vấn đề cụ thế trong từng lĩnh vực chun mơn, chưa cónội dung chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh của từng loại cán bộ. Chất lượng giảng viên chưa cao, giảng viên tuy giỏi về chuyên môn nhưng phương pháp truyền đạt, kỹ năng sư phạm còn hạn chế, trong khi để đạt được hiệu quả cao, phương pháp giảng dạy được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Về hình thức đào tạo, hiện nay HDBank đang áp dụng các hình thức đào tạo chủ yếu như sau:

Đào tạo nhân viên mới: Cho tới nay, 100% nhân viên mới tại Chi nhánh đều phải trải qua khoá đào tạo bắt buộc (có sát hạch chất lượng) trước khi chính thức vào làm việc. Các khoá học này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày và bao gồm hai phần nội dung chính. Phần thứ nhất, giới thiệu các thông tin tổng quan về HDBank Quảng Ninh cũng như về HDBank, giúp nhân viên làm quen với tổ chức. Phần thứ hai, trang bị các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, giúp nhân viên làm quen với công việc.

Đào tạo cập nhật, nâng cao: Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, nhữngthay đổi của hệ thống mạng kết nối nội bộ phục vụ bán hàng haytrước sự ra đời của các gói sản phẩm mới, các lớp đào tạo với mục đích cập nhật hay nâng cao sẽ được mở. Tuy nhiên, số lượng học viên còn tương đối hạn chế.Các

nhân viên sau khi được đào tạo sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn cho các nhânviên khác ở cùng bộ phận hay cùng địa bàn.Đào tạo cho đội ngũ quản lý cũng chưa được chú trọng. Kể từ thời điểm thành lậpnăm 2014 đến nay, Chi nhánh mới tổ chức được 2 lớp bồi dưỡng về các kỹ năng quản trị cho khoảng 40 lượt học viên tham gia.

Đào tạo theo nguyện vọng nhân viên: Phòng đào tạo của HDBank thường kỳ tiến hành thăm dò nguyện vọng của đội ngũ nhân viên bằng hình thức khảo sát qua hệ thống phần mềm quản lý nhân sự. Nhân viên được đề nghị chia sẻ những khó khăn trong công tác và được đề xuất các hỗ trợ vềđào tạo để đáp ứng tốt hơn công việc được giao. Từ đó là cơ sở để phịng đề xuất các kế hoạch mở lớp đào tạo theo nguyện vọng.

Về kết quả đào tạo, số lượng cán bộ và người lao động của Chi nhánh được cử đi đào tạo qua các năm tăng đều, cụ thể, tổng số lượt cán bộ và người lao động được cử đi đào tạo trong năm 2016 có 11 người, trong đó có 2 cán bộ quản lý và 9 chuyên viên, đến năm 2018 tổng số lượt được cử đi đào tạo là 14 người, trong đó có 3 người là cán bộ quản lý, 11 người là nhân viên, đến năm 2020 số nhân sự được cử đi đào tạo tăng là 13 người, trong đó có 3 cán bộ quản lý và 24 nhân viên các bộ phận của Chi nhánh.

Đơn vị: Người

Hình 2.9. Số lượng người lao động được cử đi đào tạo của HDBank Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: HDBank Quảng Ninh, 2016 – 2020

22 3 2 3 9 10 11 13 10 0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020

Trong thời gian vừa qua, chính sách đào tạo nhân lực với việc đầu tư hỗ trợ cho quá trình học tập cho nhân viên của Chi nhánh đã cải thiện chất lượng nguồn nhân lực với nhiều cán bộ, nhân viên hoàn thành các chứng chỉ đào tạo. Việc xây dựng chương trình đào tạo bám khá sát nhu cầu của nhân viên cũng như định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo nhân lực của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế như việc giải quyết thủ tục hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nhân viên cịn khá chậm trễ. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo để xác định đối tượng và chương trình đào tạo cịn tốn nhiều thời gian về thủ tục và quy trình phối hợp. Ngồi ra, Chi nhánh chưa có chính sách về kiểm điểm những nhân viên chưa tuân thủ các quy định về đào tạo khiến cho có tình trạng nhân viên đăng ký tham gia đào tạo nhưng không đi học đầy đủ dẫn đến tốn kém ngân sách.

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THANH HƯƠNG - 1906185015 - QLKT K1 (Trang 62 - 66)