Đổi mới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THANH HƯƠNG - 1906185015 - QLKT K1 (Trang 100 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đổi mới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trước hết, đội ngũ quản lý nhân lực của Chi nhánh Quảng Ninh phải được nâng cấp về số lượng và trình độ để nắm vững việc đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho tất cả mọi lao động của Chi nhánh là khâu quan trọng nối liền quá trình tuyển dụng với quá trình sử dụng lao động có hiệu quả. Kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng thành công và phát triển cho thấy ngân hàng nào chú trọng tới đào tạo và huấn luyện nhân viên, ngân hàng đó có nhiều cơ hội thành công hơn trong kinh doanh.

Mục tiêu chung của việc đổi mới đào tạo và phát triên nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của Chi nhánh

Quảng Ninh, thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, động cơ làm việc tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tương lai.

Về xác định nhu cầu đào tạo, công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu của ngân hàng, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mụctiêu của HDBank Quảng Ninh với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân của Chi nhánh. Để có thể xác định đúng nhu cầu đào tạo, Chi nhánh cầnxem xét các vấn đề: Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho hoạt động của Chi nhánh Quảng Ninh trong ngắn hạn và dài hạn; nhân viên của Chi nhánh có khả năng đáp ứng đến đâu các đòi hỏi của thị trường và nhân viên của Chi nhánh còn thiếu gì để thực hiện các chiến lược của Chi nhánh.

Không có bất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Các chương trình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với mục tiêu của đơn vị, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chí ảnh hưởng có tính quyết định. Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân lực là nhiều ngân hang chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác động của việc đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo như sau:

Đào tạo tại nơi làm việc: Đào tạo tại nơi làm việc là hình thức đào tạo học viên cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc. Thông thường tất cả mọi người, từ nhân viên đến giám đốc đều ít nhiều nhận được sự đào tạo tạinơi làm việc khi họ tham gia thực hiện công việc của Chi nhánh.Đa số đây là hình thức chung nhất, phổ biến rộng rãi nhất và thiết thực nhất để đào tạo nhân viên những kỹ năng cơ bản phù hợp và cần thiết cho việc thực hiện công việc. Việc đào tạo thường xuyên do các nhân viên lành nghề và các giảng viên hướng dẫn thực hiện.

Các dạng đạo tạo tại nơi làm việc thì kèm cặp hướng dẫn tại chỗ là hình thức phổ biến nhất. Cách thức tổ chức đơn giản nhất để cho học viên quan sát, ghi nhớ,

học tập và làm theo giảng viên. Thường được áp dụng để đào tạo nhân viên vận hành máy, nhân viên dịch vụ khách hàng hoặc đào tạo các trợ lý giám đốc thành các vị trí cấp cao của Chi nhánh. Ngoài ra, hình thức luân phiên thay đổi công việc là hình thức mà các học viên thường là các thực tập viên về quản trị, được luân phiên chuyển từ công việc của phòng ban này sang công việc của phòng ban khác.

Đào tạo chỉ dẫn: Đào tạo chỉ dẫn là liệt kê ở mỗi công việc những nhân viên, những bước chính cùng với những điểm then chốt trong thực hiện nhằm hướng dẫn nhân viên cách làm theo từng bước. Trong mỗi bước cần chỉ rõ cần phải làm gì với những điểm then chốt, cách thức thực hiện thế nào và tại sao cần thực hiện như vậy. Đây là một trong những bước đào tạo nhanh để nhân viên mới có thể nắm bắt được công việc nhanh chóng song song với việc học các quy trình, quy định sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Với mỗi nhân viên mới sẽ được đạo tạo chỉ dẫn dưới dạng kèm cặp 1:1 ở từng mảng chuyên môn khác nhau, đảm bảo khi hết 2 tháng thử việc có thể chủ động xử lý công việc và nắm bắt được các đầu mối liên hệ để tiếp tục học tập trong quá trình làm việc tiếp theo.

Đào tạo bài giảng: Đào tạo theo phương pháp bài giảng là học viên được nghe lý thuyết trước khi thực hiện các bước thực hành. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng và đơn giản khi cungcấp kiến thức cho một nhóm lớn học viên. Các tài liệu in ấn như sách vở, sổ tay thường được sử dụng trong phương pháp đào tạo này gây ra sự tốn kém. Phương pháp đào tạo theo bài giảng được sử dụng như một phần trong chương trình đào tạo và thường được phối hợp với phần yêu cầu thực hành các kỹ năng mới. Phương pháp đào tạo theo bài giảng thường được áp dụng đối với việc đào tạo vị trí tương đối phức tạp và thời gian đào tạo lâu.

Đào tạo nghe nhìn : Đào tạo theo phương pháp nghe nhìn là cung cấp thông tin cho học viên bằng các kỹ thuật nghe nhìn như phim băng hình, radio. Phương pháp đào tạo này rất có hiệu quả và được áp dụng rộng rãi nhất trong các trường hợp sau đây: Khi cần thiết phải minh họa về cách thức thực hiện các phần công việc khác nhau không phụ thuộc vào trình tự thời gian. Khi cần phải minh họa cho các sự việc hiện tượng khó diễn tả đơn thuần bằng lời nói trong bài giảng. Khi quá trình

đào tạo thực hiện ở phạm vi rộng và sẽ rất tốn kém cho việc chuyển học viên từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Đào tạo theo chuyên đề: Phương pháp đào tạo theo chuyên đề là phương pháp giảng dạy một cách có hệ thống các kỹ năng thực hiện công việc bao gồm: Đề ra câu hỏi, sự kiện, vấn đề cho học viên; yêu cầu học viên trả lời và cho biết thông tin nhận xét về mức độ chuẩn xác trong câu trả lời của học viên. Ưu điểm của phương pháp này là làm giảm thời gian đào tạo và thuận lợi cho học viên cho phép học viên được học theo tốc độ nhanh, cung cấp ngay các thông tin phản hồi và làm giảm các lỗi hoặc các trục trặc trong quá trình học tập. Nhược điểm của phương pháp này là tốn kém và thiếu kiến thức tổng hợp.

Ngoài ra, hoạt động tự đào tạo bằng cách đưa ra những chủ đề thảo luận hàng tuần và luân phiên giao quyền chủ trì cuộc họp để tăng kỹ năng làm việc nhóm và giúp cấp quản lý có thể nhìn ra khả năng của từng nhân viên để giao việc phù hợp.

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THANH HƯƠNG - 1906185015 - QLKT K1 (Trang 100 - 103)