1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng
Xuất phát từ khái niệm gốc về quản trị rủi ro mà khái niệm quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng nên, “Quản trị rủi ro là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: Nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra” (Peter S.Rose, 2001).
Hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại chính là q trình tránh những tổn thất thiệt hại cho ngân hàng bằng việc áp dụng các nguyên lý, các kinh
nghiệm và phương pháp quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát, phịng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Quản trị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại, đồng thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản trị riêng. “Quản trị rủi ro danh mục cho vay là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động của nhà quản trị như nhận dạng, đo lường, giám sát và tài trợ rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận ở mức rủi ro có thể chấp nhận được” (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Quản trị rủi ro tín dụng là q trình xây dựng và thực hiện các các chính sách quản lý và chiến lược kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn duy trì được mức an tồn và phát triển bền vững. Đồng thời, quản trị rủi ro tín dụng nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro tín dụng cịn được định nghĩa là việc chuyển nhượng rủi ro cho các bên khác, tránh rủi ro, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro và chấp nhận một số hoặc tất cả các hậu quả của rủi ro (Afriyie and Akotey, 2012). Quản trị rủi ro tín dụng là việc lựa chọn phương pháp mơ hình đánh giá rủi ro phù hợp (Gestel and Baesens, 2008). Theo Bagchi (2003) cho rằng quản trị rủi ro tín dụng gồm có việc đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát rủi ro, kiểm toán rủi ro. Hay Danielsson và cộng sự (2001) cho rằng kết quả của quản trị rủi ro phụ thuộc vào chính sách quản lý, khn khổ quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng, giám sát và kiểm soát rủi ro. Hay Muninarayanappa (2004) cho rằng là khơng những là sự kết hợp giữa chính sách và chiến lược tín dụng mà cịn phải duy trì mức rủi ro tín dụng phù hợp. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là tồn bộ q trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm sốt và báo cáo rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro về việc nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro để nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.