Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mô hình Z-Score trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 30 - 35)

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm sốt rủi ro tín dụng. Muốn

đạt hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng thì phải bảo đảm rằng các cơng đoạn trong q trình quản trị rủi ro tín dụng phải được triển khai và phát hiện kịp thời, xác định được rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó có cơng cụ cũng như biện pháp xử lý. Một quá trình quản trị rủi ro tín dụng được đánh giá là hiệu quả khơng có nghĩa là rủi ro tín dụng khơng xảy ra với ngân hàng mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ được dự báo trước, rủi ro ở mức có thể chấp nhận được và ngân hàng đã được trang bị đầy đủ nguồn lực để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra đó.

Nhận biết rủi ro tín dụng

Đây là khâu đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro, là việc phát hiện kịp thời và nhận diện được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng. Sự phát triển của cơng nghệ, thị trường và xu hướng tồn cầu hố kéo theo đó là rủi ro ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng đa dạng phức tạp, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ cao hơn. Vì vậy các ngân hàng thương mại rất cần thiết để xây dựng được một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả, có độ nhanh nhạy và có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trước, trong và sau cho vay.

Từ các bài học thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường sẽ có một những dấu hiệu báo trước. Các ngân hàng thương mại muốn phịng ngừa và chủ động ứng phó với rủi ro tín dụng thì các ngân hàng phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng. Có bao nhiêu cấp kiểm sốt được thiết lập trong q trình quản trị rủi ro tín dụng thì việc nhận diện rủi ro tín dụng cũng được thực hiện ở tất cả các cấp đó.

- Nhận biết rủi ro tín dụng qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Rủi ro tín dụng được nhận diện thơng qua các giới hạn tín dụng được cấp, tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của ngân hàng và mức độ rủi ro của tài sản để tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu cho hoạt động của ngân hàng đó.

- Nhận biết rủi ro tín dụng trước khi cho vay: Để cấp tín dụng cho một khách hàng thì một trong những điều kiện cơ bản để xét duyệt khoản vay cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, có tư cách đạo đức tốt và có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đối với những khách hàng khơng đủ điều kiện thì có

thể xảy ra rủi ro khi khách hàng làm giả thơng tin để có thể vay vốn. Ngân hàng cho vay dựa trên thơng tin khơng chính xác này sẽ dẫn tới rủi ro cao. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng trước khi cấp tín dụng dễ dàng nhận biết như: rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nơn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp nhận lãi suất cao; khách hàng không cần xét điều khoản hợp đồng vay một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay; khách hàng sẵn sàng bỏ ra chi phí để được vay vốn...

- Nhận biết rủi ro tín dụng sau cho vay: Có rất nhiều biểu hiện rõ ràng của một khoản vay có vấn đề. Những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng tài chính của khách hàng như: Khách hàng phát sinh nợ quá hạn dưới mười ngày, khách hàng chậm trễ nộp các hồ sơ báo cáo tài chính; Khách hàng cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh; Các chỉ số tài chính của khách hàng có dấu hiệu báo động như: Chỉ số khả năng thanh toán giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời giảm, hàng tồn kho tăng; công nợ phải trả tăng ...

Khi khách hàng xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm trên thì rủi ro tín dụng chưa hản đã xảy ra nhưng khả năng xảy ra rủi ro đối với khoản vay của ngân hàng rất cao. Công tác quản lý chặt chẽ khách hàng sau cho vay để kịp thời nhận biết được rủi ro tín dụng được xem là một trong những khâu quan trọng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của bất kì ngân hàng nào, từ đó các ngân hàng có thể sớm có các phương pháp để phịng ngừa những tổn thất mà rủi ro tín dụng có thể gây nên.

Đo lường rủi ro tín dụng

Sau khi đã phát hiện được nguy cơ rủi ro thì đây là bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Trên thực tế, trong quy trình quản trị tín dụng thì các bước này khá gần và có mối quan hệ mật thiết với nhau nên trong quá trình tác nghiệp thì thường được gộp chung lại. Mục đích của khâu đo lường rủi ro này là giúp cho toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro hiểu được đầy đủ, chính xác và nhất quán các nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhân rủi ro và quan trọng nhất là lượng hoá được mức độ rủi ro trong mỗi khoản vay có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Đo lường rủi ro tín dụng thực chất là q trình tín tốn, xác định mức độ của rủi ro tín dụng thơng qua việc sử dụng các cơng cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định. Sau đó sẽ đánh giá mức độ tổn thất rủi ro tín dụng có thể gây ra để từ đó có thể có phướng án đối phó phù hợp là chấp nhận hoặc từ bỏ.

Đo lường rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có thể tín tốn được cụ thể phần tổn thất ngồi dự tính mà rủi ro có thể gây nên, là cơ sở để xác định mức trích lập dự phịng rủi ro cho từng khoản vay để đảm bảo an tồn vốn từ đó xác định mức dự phịng rủi ro cho tồn bộ danh mục.

Có rất nhiều mơ hình khác nhau được áp dụng để đo lường rủi ro tín dụng như mơ hình tính tốn các chỉ tiêu tài chính, mơ hình lượng hóa tín dụng ...

Ứng phó với rủi ro tín dụng

Ứng phó rủi ro tín dụng là một khâu trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý dư nợ khoản vay, xây dựng các mức thẩm quyền tín dụng với chi nhánh, xây dựng các giới hạn của rủi ro, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, ra phương án xử lý các khoản nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề.

 Quản lý khoản vay: Ngân hàng phải thường xun theo dõi, cập nhật tính hình của khách hàng, đánh giá định kỳ lại các khoản vay, đánh giá lại mục đích sử dụng vốn vay, đánh giá lại tài sản bảo đảm cho khoản vay để phát hiện và có những phản ứng kịp thời nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro. Việc đánh giá này phải được thực hiện định kỳ thường xuyên, các số liệu và thông tin đánh giá phải được thu thập dựa trên số liệu báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau để có thể có đánh giá khách quan nhất. Việc kiểm tra đánh giá định kỳ khách hàng là một cơ sở để ngân hàng thiết lập các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.

 Xây dựng các giới hạn rủi ro: Mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng được gọi là giới hạn rủi ro. Ngân hàng nhà nước luôn thiết lập các quy định giới hạn tín đụng đối với từng ngân hàng thương mại, và đồng thời mỗi ngân hàng thương mại cũng thiết lập giới hạn tín dụng riêng đối với từng ngành, từng lĩnh vực để giảm thiểu việc quá tập trung rủi ro trong một ngành và để tối đa hóa được mức lợi nhuận mong muốn.

 Xây dựng mức ủy quyền quyết định: Mức ủy quyền quyết định chính là thẩm quyền tín dụng của chi nhánh được quyết định cấp mức giới hạn tín dụng. Mức ủy quyền này do trụ sở chính của các ngân hàng quy định cho từng chi nhánh dựa trên các đánh giá xếp hạng năng lực từng chi nhánh.

 Phân loại nhóm nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng: Theo quy chuẩn chung của các ngân hàng thương mại thì một khoản vay được phân loại làm 5 nhóm từ một đến năm theo chất lượng của dư nợ. Đối với các khoản trích lập dự phịng rủi ro (dự phịng chung, dự phịng cụ thể) thì ngân hàng thương mại phải áp dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước và định kỳ phải gửi báo cáo cho ngân hàng nhà nước.

 Xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề: Đối với các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề thì ngân hàng thương mại phải thường xuyên phân tích các khoản nợ, đặc biệt là để có biện pháp ứng phó kịp thời ngay khi có rủi ro xảy ra. Đồng thời khi xảy ra các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề thì tài sản đảm bảo là căn cứ quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời. Việc ra quyết định xử lý các khoản nợ xấu này phải các cấp có thẩm quyền quyết định.

Kiểm sốt rủi ro tín dụng

Q trình kiểm sốt rủi ro tín dụng bao gồm 3 hoạt động:

Kiểm sốt trước khi cấp tín dụng: Kiểm sốt q trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy định, quy trình cho vay; kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định hồ sơ, các nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng sẽ thực hiện đối chiếu hồ sơ với quy định chung theo cơng văn để kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính trung thực và chính xác của các số liệu được tính tốn và thực hiện q trình thẩm định dựa trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra nội dung tờ trình cho vay được lập bởi các cán bộ tín dụng ngân hàng và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu khách hàng và quan điểm tín dụng của cán bộ, ý kiến của lãnh đạo phòng phụ trách bộ phận tín dụng, ý kiến và điều kiện xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt lên trụ sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

Bước 1: Nhận biết rủi ro tín dụngBước 2: Đo lường rủi ro tín dụngBước 3: Ứng phó rủi ro tín dụngBước 4: Kiểm sốt rủi ro tín dụng

nữa hợp đồng cho vay; giám sát quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận hồ sơ và thực tế khách hàng với số liệu tại ngân hàng để kịp thời có thể phát hiện các trường hợp gian dối trong hoạt động cho vay như vay ké vay hộ, lập hồ sơ khống giải ngân rút vốn ngân hàng, định giá khống tài sản bảo đảm, sử dụng vốn vay sai mục đích...

Kiểm sốt sau khi cấp tín dụng: là việc ngân hàng kiểm sốt việc đơn đốc thu hồi nợ định kỳ khi đến hạn, kiểm tra kiểm soát soát nội bộ độc lập, đánh giá lại các chương trình tín dụng, chính sách tín dụng cho phù hợp để rút kinh nghiệm cho các khoản vay sau.

Hình 1.2. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn: Bob Chirinko and Gene D. Guill (1991), A framework for assessing credit risk in depository institutions: Toward regulatory reform, Journal of Banking

& Finance

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mô hình Z-Score trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w