Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mô hình Z-Score trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 49 - 56)

TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

2.1.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai nhánh Hoàng Mai

2.1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 269/HĐQT - NHCT1 vào ngày 06 tháng 11 năm 2006 và hoạt động dưới mô hình chi nhánh cấp 1.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 07/1988, đến nay VietinBank đã trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vững vị thế trụ cột và vai trò chủ lực của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hiện tại VietinBank là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất, lợi nhuận và nộp thuế cao nhất, chất lượng tài sản tốt nhất, nợ xấu thấp nhất ngành Ngân hàng Việt Nam. VietinBank có mạng lưới 155 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc; 02 chi nhánh tại Đức, 01 Ngân hàng con tại Lào, 01 Văn phòng đại diện tại Myanmar. VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hiện nay, VietinBank đang phục vụ gần 175.000 Doanh nghiệp trên toàn quốc thông qua việc cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ bao gồm các sản phẩm Tín dụng, Tiền gửi, Thanh toán và Quản lý dòng tiền, Kinh doanh ngoại tệ và Sản phẩm phái sinh, Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại, Dich vụ Ngân hàng điện tử, các Dịch vụ khác (Thẻ, Bảo hiểm, Ngân hàng đầu tư) cùng nhiều lợi ích phi tài chính, khuyến khích và tạo cơ hội cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phát triển.

trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng trên toàn thế giới và là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai có rất nhiều lợi thế. Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai đă không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ để trở thành một trong số các đơn vị hoạt động có hiệu quả của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hiện nay, Chi nhánh có 9 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm và 1 phòng tín dụng trực thuộc.

Chức năng, nhiệm vụ chính của chi nhánh

- Hoạt động huy động vốn bao gồm: Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ; Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm dự thưởng…; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác theo quy định. - Hoạt động cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại

tệ; Cho vay trung, dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính; Đầu tư trên thị trường vốn thị trường tiền tệ.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm: Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc, thẻ ngân hàng; Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; Mua bán ngoại tệ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai bao gồm hơn 120 cán bộ công tác tại Chi nhánh, các phòng và các điểm giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Mỗi phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo sự phân công, chỉ đạo của Ban Giám đốc. Trong hoạt động, các đơn vị có mối quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai

(Nguồn: Tài liệu nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai)

 Ban Giám đốc: Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và bốn Phó Giám đốc. Giám đốc là người quản lý, điều hành hoạt động chung của Chi nhánh; đồng thời cũng là người ký kết, phê duyệt và đưa ra các quyết định quan trọng trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên. Hai Phó Giám đốc là người trợ giúp công việc cho Giám đốc, phụ trách điều hành một số nghiệp vụ kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các nghiệp vụ được phân công.

 Phòng kế toán nội bộ: Với chức năng quản trị tài chính, lập báo cáo, đưa ra các kế hoạch, chiến lược, phòng có các nhiệm vụ:

- Phân tích, đánh giá tính hình kinh doanh, khả năng tài chính, các chỉ tiêu tài chính (thu nhập, chi phí, lợi nhuận...) của các các phòng và điểm giao dịch. - Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng

cân đối kế toán, báo cáo thu nhập chi phí, các bảng quyết toán).

- Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch tài chính trực thuộc rồi trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.

- Trực tiếp hạch toán kế hoạch, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của nhà nước.

- Lập kế hoạch chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lập và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...

- Cập nhật, bổ sung các chế độ, quy định mới của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới các phòng, điểm giao dịch.

- Tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện, kiểm tra chế độ, quy định liên quan đến tài chính, kế toán.

 Phòng giao dịch khách hàng: Đây là bộ phận nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến các dịch vụ thanh toán, xử lý, hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phòng có các nhiệm vụ sau:

- Quản lý, khai thác thông tin và phản hồi thông tin khách hàng. - Duy trì và mở rộng các mối quan hệ khách hàng.

- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng và chịu trách nhiệm quản lý, xử lý các yêu cầu về việc mở tài khoản của khách hàng.

- Thực hiện các giao dịch mua bán, đổi ngoại tệ, thanh toán, rút tiền, chuyển tiền, mở thẻ tín dụng, thẻ ATM cho khách hàng.

- Tiếp thị các sản phẩm mới đến khách hàng, cung cấp các thông tin về lãi suất, tỉ giá đến khách hàng.

 Phòng khách hàng doanh nghiệp: Phòng có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VNĐ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản trị các sản phẩm tín dụng phù hợp với thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp; tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh, dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. Các nhiệm vụ của phòng bao gồm:

- Khai thác vốn bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng từ khách hàng doanh nghiệp. - Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ

của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam gồm tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng (điều kiện vay vốn, khả năng thanh toán trong tương lai...) để xem xét khả năng của khách hàng từ đó quyết định hạn mức cho vay.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin khách hàng, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn hoặc quá hạn để đề xuất các phương án giải quyết.

 Phòng khách hàng cá nhân: Phòng có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản trị các sản phẩm tín dụng phù hợp với thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm cho khách hàng cá nhân. Phòng có các nhiệm vụ:

- Khai thác vốn bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng từ khách hàng cá nhân.

- Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam như tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Thẩm định xác định, quản trị các giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại.

- Quản trị các khoản tín dụng được cấp và quản trị tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Thực hiện phân loại nợ, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin khách hàng, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn hoặc quá hạn để đề xuất các phương án giải quyết.

 Phòng hành chính nhân sự: Đây là phòng thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo chủ trương của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phòng có các nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình giao ban nội bộ, công tác hàng tháng, hàng quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt.

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên của Chi nhánh.

- Quản trị và lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Chi nhánh và các văn bản hành chính của Ngân hàng cấp trên.

 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Với chức năng kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh nhằm đảm bảo đúng pháp chế và quy định của ngành, Phòng thực hiện các nhiệm vụ sau: - Kiểm toán hằng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định.

- Kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo kế hoạch hoặc chỉ định của Ban Giám đốc. Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý cá nhân, tổ chức sai phạm.

- Tư vấn cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

 Ban Tín dụng (trước đây là Phòng quản trị rủi ro): Ban có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản trị rủi ro và giám sát thực hiện các danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Theo đó, phòng thực hiện nhiệm vụ:

- Quản trị và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý.

- Khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

- Thẩm định hoặc tái thẩm định dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng để thực hiện chức năng đánh giá, quản trị rủi ro.

 Các đơn vị giao dịch trực thuộc gồm các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ bao gồm:

- Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Khai thác nguồn vốn Việt Nam đồng và ngoại tệ (nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán), thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng gồm cho vay đối

với các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình cá nhân thuộc địa bàn hoạt động theo sự ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh.

- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về sử dụng và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: tư vấn đầu tư, dịch vụ thẻ, bảo hiểm, thanh toán chuyển tiền...

2.1.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai

Trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực vượt trội của mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng thu nhập, mở rộng thị phần để ngày một khẳng định và nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn. Điều này được thể hiện rất rõ ở kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong vài năm gần đây.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai năm 2017 - 2020

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

So sánh năm 2018/2017 So sánh năm 2019/2018 So sánh năm 2020/2019 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 1.459.892 1.815.671 2.319.398 3.053.971 355.779 24,37 % 503.727 27,74% 734.574 24,05 % Tổng chi phí 1.223.897 1.565.636 2.055.641 2.776.731 341.739 27,92 % 490.005 31,30% 721.091 25,97 % Lợi nhuận TT 235.995 250.035 263.757 277.240 14.040 5,95% 13.722 5,49% 13.483 4,86 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ của VietinBank CN Hoàng Mai)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2017 - 2020 có thể thấy Chi

nhánh hoạt động khá hiệu quả:

Tổng thu nhập của chi nhánh liên tục tăng trong 4 năm gần đây: Năm 2017 đạt 1.459.892 triệu đồng. Năm 2018 tăng 355.779 triệu so với năm 2017, đạt 1.815.671 triệu đồng, tương ứng tăng 24,37%. Đến năm 2019 và 2020, chỉ số này lại tiếp tục tăng lên và lật lượt đạt 2.319.398 triệu đồng và 3.053.971 triệu đồng tương ứng tăng 27,74 % so với năm 2018 và 24,05% so với năm 2019.

Tổng chi phí của chi nhánh cũng tăng đáng kể qua các năm: Năm 2018, 2019, 2020 lần lượt tăng ở mức 27,92%, 31,30% và 25,97% so với năm trước liền kề, làm cho lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 277.240 triệu đồng năm 2020, tăng 17,48% so với năm 2017.

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, nhất là ảnh hưởng bởi đại dịch Covid trong năm 2020 mà Chi nhánh vẫn có kết quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt, an toàn và hiệu quả là do nguồn vốn của Chi nhánh tương đối ổn định, dư nợ cho vay tăng và cho vay có hiệu quả với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn thấp. Ngoài ra do chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước hợp lý đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh bền vững. Thêm vào đó là các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... cũng góp phần làm tăng nguồn thu của Chi nhánh. Đây cũng là kết quả của sự cố gắng của toàn bộ cán bộ và nhân viên của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng của mô hình Z-Score trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 49 - 56)

w