Mục tiêu:
- Trình bày được cách quản lý mơi trường trong q trình ni vỗ tơm thành thục. - Đo và xử lý các điều kiện mơi trường trong q trình ni vỗ tôm thành thục.
5.1. Nhiệt độ (T0)
Giữ nhiệt độ nước ổn định bằng cách duy trì mức nước trong bể 0,6-0,8m. Bể ni vỗ tơm bố mẹ thường có diện tích lớn, mực nước khơng cần cao do tơm thường nằm ở đáy bể, ít di chuyển lên mặt nước. Tuy nhiên, duy trì mức nước trong bể cao nhằm giữ cho nhiệt độ nước ít bị biến đổi theo nhiệt độ mơi trường xung quanh.
Khi nhiệt độ nước thấp có thể nâng lên bằng dụng cụ nâng nhiệt (heater). Nhiệt độ nước trong bể xi măng ổn định hơn trong bể nhựa composit. Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến q trình trao đổi chất của tơm, Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp sẽ thúc đẩy nhanh q trình trao đổi chất của tôm, tôm ăn nhiều và thời gian thành thục ngắn hơn. Ngược lại nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình này. Đo nhiệt độ nước trong bể 2 lần trong ngày vào lúc sáng và chiều để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
5.2. pH
pH ít biến động trong q trình ni, tuy nhiên thường xun kiểm tra pH trong bể cấp nước trước khi thay nước. Nếu có sự thay đổi thì điều chỉnh kịp thời tránh gây sốc cho tơm. Đo pH bằng các dụng cụ đo chuyên dụng hoặc bộ test kit
5.3. Oxy (O2) và hệ thống sục khí
Hệ thống sục khí được theo dõi thường xuyên nhằm cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm, các bộ phận cần theo dõi là dây dẫn khí và đá bọt. Ngồi nguồn điện quốc gia cần trang bị máy phát điện dự phịng có cơng suất phù hợp để vận hành khi cúp điện.
5.4. Độ mặn (0/00)
Độ mặn là yếu tố quan trọng trong q trình ni, tuy nhiên độ mặn khơng có sự biến động lớn. Chú ý kiểm tra nguồn nước mặn trước khi xử lý, phải đảm bảo nằm trong khoảng thích hợp.
5.5. Siphong đáy
Siphong đáy bể nhằm loại bỏ phân tôm, thức ăn dư thừa ra khỏi bể tạo môi trường trong sạch cho tơm. Siphong đáy bể hằng ngày khi thấy có cặn phân, thức ăn
thừa. Nếu khơng kịp thời siphong đáy bể thì các chất thải lắng tụ sẽ phân hủy sinh ra khí độc ảnh hưởng đến tơm ni.
5.6. Thay nước.
Lượng nước thay mỗi ngày từ 25-30%. Nước cấp vào bể là nước biển đã qua xử lý, nhiệt độ nước mới và cũ chênh lệch không quá 10C, độ mặn không quá 2‰. Kiểm tra sự đồng nhất nhiệt độ và độ mặn của nước trong bể và nguồn nước thay bằng nhiệt kế và tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế trước khi tiến hành thay nước.
• Thay nước ngày 2 lần:
- Thay lần 1 sau khi cho tôm ăn buổi sáng. + Mở một phần bạt che bể để dễ quan sát.
+ Mở van thoát ở đáy bể để tháo bỏ 10-15% lượng nước trong bể ra. Đóng van thốt. + Mở van cấp cho nước chảy nhẹ vào đến mức nước cũ. Đầu ống cấp nước được đặt sát đáy bể để tránh tiếng động lớn.
+ Đậy bạt kín bể.
- Thay lần 2 sau khi cho tôm ăn buổi chiều. Thực hiện như trên.
+ Thay nước bằng cách tạo dòng chảy liên tục: Mở nhẹ đồng thời cả van cấp và van thoát nước để nước chảy vào và thoát ra khỏi bể với lượng bằng nhau. Cách này tạo được dòng chảy nhẹ như ngoài tự nhiên nhưng thường tiêu hao nhiều nước và năng lượng hơn.