Theo dõi giai đoạn phát triển và định lượng ấu trùng

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 42 - 54)

2. Định lượng và thả ấu trùng

3.7. Theo dõi giai đoạn phát triển và định lượng ấu trùng

Tôm sú trải qua 3 giai đoạn ấu trùng: Nauplius (gồm 6 giai đoạn phụ từ

Nauplius 1 đến Nauplius 6), Zoae (gồm 3 giai đoạn phụ từ Zoae 1 đến Zoae 3), Mysis

(gồm 3 giai đoạn phụ từ Mysis 1 đến Mysis 3). Sau giai đoạn Mysis 3 tôm lột xác chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng (Postlava). Theo dõi từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tơm để chăm sóc và quản lý tốt hơn.

Chăm sóc ấu trùng Nauplius:

Ấu trùng Nauplius dinh dưỡng bằng nỗn hồng nên khơng cần cho ăn, sau khi bố trí Nauplius vào bể ương tiến hành điều chỉnh sục khí nhẹ theo dõi khi chuyển qua giai đoạn Zoae thì cung cấp thức ăn kịp thời cho tôm.Sau khi cho vào bể khoảng 30- 36 giờ, ấu trùng Nauplius chuyển sang giai đoạn Zoea. Quan sát ấu trùng trong bể bằng cách dùng ly thủy tinh lấy ấu trùng hay soi đèn pin vào bể. Khi thấy bắt đầu xuất hiện ấu trùng Zoea trong bể thì cấp vào bể để cho những ấu trùng Zoea chuyển sớm ăn.

- Quản lý môi trường:

+ Đậy bạt kín bể vì ấu trùng Nauplius có tính hướng quang, dễ tập trung trên tầng mặt gây thiếu oxy cục bộ và nhằm cách ly bể với môi trường khơng khí, tránh sự xâm nhập của mầm bệnh.

+ Ấu trùng chưa ăn, chưa thải phân nên không cần siphon đáy hay thay nƣớc bể ương. Mặt khác, việc thay nước sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng do ấu trùng còn rất yếu. pH của nước trong bể ương không thay đổi

do tảo chưa có trong bể. Độ mặn của nước trong bể ương cũng ít thay đổi do nước ít bị bốc hơi và khơng có sự trao đổi nước với nguồn nước có độ mặn thấp hơn.

+ Yếu tố nhiệt độ nước được kiểm tra thường xuyên (2 lần/ngày).

+ Giữ nhiệt độ nước ổn định, ít bị biến đổi theo nhiệt độ mơi trường xung quanh bằng cách duy trì mức nước trong bể cao 1,0-1,1m. Khi nhiệt độ nước thấp có thể nâng lên bằng dụng cụ nâng nhiệt (heater). Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Hàm lượng oxy hòa tan được điều chỉnh qua việc bố trí các dây sục khí trong bể.

Cho ăn và chăm sóc ấu trùng Zoae:

Ấu trùng Zoea 1 đã có cơ quan tiêu hóa nên chúng bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn của ấu trùng Zoea là tảo tươi, tảo khô và thức ăn tổng hợp.

- Cho ăn tảo tươi:

Zoea ăn tảo tươi, thích hợp nhất là tảo khuê (tảo silic). Tảo tươi có ưu điểm là

nhiều đạm, vitamin, cho ăn thừa cũng khơng gây ơ nhiễm trong bể. Tảo tươi cịn có tác dụng hấp thụ nitrat (NO3) trong nước. Tảo được thu vào cuối kỳ tăng trưởng bằng cách lọc qua vợt phiêu sinh thực vật, sát trùng bằng formol 5-10ppm rồi tạt đều khắp bể.

Thực hiện sát trùng tảo và cho ấu trùng tôm ăn như sau: + Dùng ống tiêm lấy 0,1ml formol cho vào thau chứa 10 lít nước. + Cho vợt chứa tảo vào thau nước formol khoảng 10-15 phút.

+ Cho vợt chứa tảo vào thau nước sạch để làm sạch formol. Thực hiện 2-3 lần để rửa hết formol. Có thể rửa tảo qua nước chảy cho đến khi khơng cịn mùi formol trong tảo.

+ Cho tảo vào thau, xô nước, khuấy đều.

+ Dùng ca múc nước tảo tạt đều vào bể ương ấu trùng. + Lượng tảo tươi cho ăn là 24g/m3/ngày.

- Cho ăn tảo khô

Tảo khô Spirulina được dùng để thay thế khi tảo tươi không đủ hoặc thu không kịp cho tôm ăn. Hiện nay, một số trại giống sử dụng tảo khô Spirulina làm thức ăn chủ yếu cho ấu trùng Zoea, thay thế cho tảo tươi.

Thực hiện cho ăn như sau: + Cân lượng tảo khô cần dùng. + Cho tảo khô vào vợt.

+ Cà tảo khô qua vợt vào ca nước đặt dưới vợt để tảo phân tán đều trong nước, khơng vón cục vào nhau, dễ chìm xuống đáy bể khi cho ăn.

+ Khuấy đều tảo trong ca nước

+ Tạt đều từng ít một tảo trong ca vào bể để cho ấu trùng tôm ăn

+ Nếu sử dụng tảo tươi là thức ăn chủ yếu, lượng tảo khô cho ăn là 2-4g/m3/ngày. Nếu không cho ăn tảo tươi, lượng tảo khô cho ăn là 4-6g/m3/ngày.

- Cho ăn thức ăn tổng hợp

Các loại thức ăn tổng hợp (thức ăn vi nang) như AP0, AP1, Frippak, Lansy… là thức ăn cung cấp đạm cho ấu trùng tôm.

Nếu sử dụng tảo tươi là thức ăn chủ yếu, lượng thức ăn tổng hợp cho ăn là 1-3g/m3/ngày.

Nếu không cho ăn tảo tươi hoặc không đủ tảo tươi, lượng thức ăn tổng hợp có thể tăng gấp đôi. Thực hiện cho ăn thức ăn tổng hợp như cho ăn tảo khơ. - Chăm sóc ấu trùng Zoae

Ấu trùng Zoea 1 thường có tỷ lệ chết cao do chưa thích nghi với thức ăn ngồi. Giữ ổn định ấu trùng trong bể (không san ấu trùng sang bể khác, không nhập ấu trùng từ bể khác sang) nếu ấu trùng phát triển bình thường.

Kiểm tra tình trạng ấu trùng tơm mỗi ngày hai lần, thực hiện như sau:

+ Mở một góc bạt che bể. + Chiếu sáng bể bằng đèn pin.

+ Quan sát mật độ ấu trùng trong bể, so sánh với mật độ ấu trùng của ngày hôm trước để đánh giá tỷ lệ sống.

+ Quan sát màu nước để đánh giá mật độ tảo trong bể để quyết định về việc tăng, giảm lượng tảo cho ăn hàng ngày.

+ Quan sát sự hiện diện của các hạt thức ăn tổng hợp, tảo khô. Nếu gần đến thời điểm cho ăn cữ tiếp theo, trong bể cịn một ít hạt thức ăn là tơm ăn vừa đủ. Nếu chưa đến cữ cho ăn mà trong bể khơng có các hạt thức ăn lơ lửng là tôm ăn thiếu. Nếu đến cữ cho ăn mà trong bể có nhiều hạt thức ăn lơ lửng là thừa thức ăn.

+ Lấy mẫu ấu trùng bằng ly thủy tinh trong suốt ở ít nhất ba điểm trong bể, đưa ra sáng để kiểm tra:

• Kiểm tra sự phát triển của ấu trùng: quan sát hình dạng ngồi, vỏ tơm lột, ước lượng tỷ lệ sống, tỷ lệ các giai đoạn ấu trùng trong bể.

• Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng, mức độ no đói của ấu trùng: quan sát dải phân của Zoea. Nếu ấu trùng khơng có dải phân, có thể là cho ăn thiếu tảo. Nếu dải phân q dài thì có thể do ấu trùng đã ăn tảo già, khó tiêu hóa. Ấu trùng có dải phân dài 0,5-0,8cm là ấu trùng ăn khỏe, thức ăn đầy đủ.

Kiểm tra môi trường nước trong bể:

+ pH của nước trong bể ương ở giai đoạn ấu trùng Zoea ít thay đổi do tảo kém phát triển (tảo mới được cấp vào bể và bể được che bạt).

+ Yếu tố độ mặn của nước trong bể ương cũng ít thay đổi do nước ít bị bốc hơi và khơng có sự trao đổi nước với nguồn nước có độ mặn thấp hơn.

+ Yếu tố nhiệt độ nước được kiểm tra thường xuyên (2 lần/ngày). Giữ nhiệt độ nước ổn định, ít bị biến đổi theo nhiệt độ mơi trường xung quanh bằng cách duy trì mức nước trong bể cao 1,0-1,1m. Khi nhiệt độ nước thấp có thể nâng lên bằng dụng cụ nâng nhiệt (heater). Cách sử dụng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

+ Hàm lượng oxy hòa tan được điều chỉnh qua việc bố trí các dây sục khí trong bể. + Quan sát màu nước, nước có màu vàng sau khi cấp tảo vào và màu vàng được duy trì ổn định trong bể là mật độ tảo trong bể thích hợp cho ấu trùng ăn.

+ Sục khí mạnh hơn để cung cấp đủ oxy, phân tán đều thức ăn, ấu trùng khơng dính đi phân vào nhau.

+ Bể vẫn được che kín trừ những lúc cho ăn và siphon. Do ấu trùng đã thải phân, nên có thể hút chất thải ra ngoài bằng cách siphon đáy bể. Dụng cụ để siphon đáy bể là ống nhựa cứng đường kính 20-25mm, đầu ống hút nước bể có hình chữ T để dễ thao tác và hạn chế ấu trùng bị hút vào ống. Đầu còn lại của ống siphon được nối với ống nhựa mềm cùng cỡ để đưa nước và chất thải ra khỏi đáy bể. Đầu cuối của ống nhựa mềm được đặt trong một cái vợt đường kính 40- 45cm. Vợt được đặt trong một thau hay xô với phần mép vợt cao hơn mép thau, xô để

giữ lại chất thải của đáy bể trong quá trình siphon. Thực hiện si phon như sau: • Mở bạt.

• Tắt sục khí.

• Cho ống siphon vào bể, phần đầu chữ T hướng xuống đáy bể. • Cho nước sạch vào đầy ống dây nhựa mềm.

• Nâng đồng thời cả 2 đầu ống nhựa mềm lên đến gần đầu ống siphon.

• Gắn một đầu ống nhựa mềm vào ống siphon.

• Đặt đầu ống nhựa mềm còn lại vào vợt đặt trong thau. Nước trong bể được hút vào ống, chảy vào vợt và tràn qua mép thau ra ngồi.

• Di chuyển ống siphon để đầu chữ T của ống rà sát đáy bể theo đường dích dắc hay đường trịn cho đến hết đáy bể.

• Dừng siphon đáy bể. • Để yên nước trong thau.

• Dùng vợt vớt ấu trùng trong vợt (do bị hút ra ngoài khi siphon) trả vào bể. • Chuyển vợt ra khỏi thau.

• Quan sát các chất lắng tụ ở đáy bể như sinh vật lạ, thức ăn dư thừa… để đánh giá tình trạng ấu trùng, tình trạng cho ăn…

• Cấp nước qua túi vải từ từ vào bể để bù lượng nước hao hụt do siphon. Nước cấp vào bể là nước biển đã qua xử lý. Nhiệt độ nước mới và cũ chênh lệch không quá 10C, độ mặn không quá 2‰.

Giai đoạn Zoea kéo dài 4-5 ngày thì chuyển sang ấu trùng Mysis. Tỷ lệ sống của ấu trùng ở giai đoạn Zoea từ 75-85% là đạt.

Cho ăn và chăm sóc ấu trùng Mysis:

- Cho ăn tảo, thức ăn tổng hợp:

Tuy Mysis đã giảm ăn tảo nhưng tảo tươi vẫn được cung cấp hàng ngày nhằm giữ tác dụng lọc nước, hấp thu các hợp chất nitơ trong bể. Lượng tảo tươi cho vào bể mỗi ngày khoảng 1/2 lượng tảo tươi cho ấu trùng Zoea ăn. Lượng tảo khơ có thể giữ nguyên hoặc bằng 1/2 lượng tảo khô cho ấu trùng Zoea ăn. Thức ăn tổng hợp được cho ăn với lượng 4-6g/m3/ngày, chia làm 6-8 lần.

Cách cho ăn tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp như ở giai đoạn Zoea. - Cho ăn Artemia:

Ấu trùng Mysis trong tự nhiên đã ăn được động vật phiêu sinh. Trong sản xuất giống nhân tạo, động vật phiêu sinh được cung cấp là Artemia.

Ấu trùng Mysis còn nhỏ nên sử dụng ấu trùng Artemia ở giai đoạn bung dù (sau khi ấp 15 giờ) hoặc có thể sử dụng Artemia Vĩnh Châu dạng ấu trùng hay bung dù.

Lượng ấu trùng Artemia cho ăn khoảng 10-30 ấu trùng Artemia/Mysis/ngày.

Mỗi ngày cho ăn 2-4 lần. Đánh giá mức độ vừa đủ của việc cho ăn Artemia được thực hiện qua quan sát sự hiện diện của Artemia trong bể ương.

+ Nếu trước cữ cho ăn tiếp theo, trong bể cịn một ít Artemia là cho ăn đủ. + Nếu trước cữ cho ăn tiếp theo, trong bể khơng cịn Artemia là cho ăn thiếu.

+ Nếu trước cữ cho ăn tiếp theo, trong bể còn nhiều hơn 1-2 Artemia/ấu trùng Mysis

là cho ăn thừa.

Thực hiện bằng cách: trước cữ cho ăn, dùng ly thủy tinh trong suốt múc đầy ly nước trong bể và quan sát tỷ lệ Artemia so với ấu trùng Mysis.

- Chăm sóc ấu trùng Mysis:

Theo dõi ấu trùng:

Mật độ ương ấu trùng Mysis thích hợp là 80-100 ấu trùng trong 1 lít nước. Tuy nhiên, việc giữ ổn định ấu trùng và môi trường là yếu tố rất quan trọng trong việc ương ấu trùng.

Trong quá trình ương, ấu trùng yếu thường chết dần. Khi ấu trùng càng lớn, mật độ ương giảm dần một cách tự nhiên nên việc giữ ổn định ấu trùng trong bể (không san ấu trùng sang bể khác, không nhập ấu trùng từ bể khác sang).

Trong thực tế sản xuất, gần như không thực hiện tách, nhập bể ấu trùng.

Xác định số lượng ấu trùng Mysis ở đầu giai đoạn để tính lượng Artemia cho ăn mỗi ngày. Thực hiện bằng phương pháp đếm mẫu như sau:

+ Điều chỉnh sục khí để ấu trùng phân tán đều trong bể. + Múc ấu trùng vào cốc, chén đã biết thể tích.

+ Dùng muỗng nhỏ lấy ấu trùng trong cốc, chén và đếm lần lượt cho đến khi hết ấu trùng trong cốc, chén.

+ Thực hiện lấy mẫu 3 lần ở 3 vị trí khác nhau trong bể và đếm.

+ Tính số lượng ấu trùng Mysis có trong bể theo số lượng (trung bình) của ấu trùng trong mẫu và thể tích nước trong bể.

Ví dụ: Số lượng ấu trùng của 3 lần lấy mẫu và đếm lần lượt là 24, 25, 26 con. Chén có thể tích là 250ml = 0,25 lít. Lượng nước trong bể là 4m3 .

Số lượng (trung bình) của ấu trùng trong chén qua 3 lần thu mẫu và đếm là: (24 + 25 + 26) / 3 = 25 con.

Lượng nước trong bể ương là 4m3 = 4.000 lít

Số lượng ấu trùng có trong bể ương là: 25 con /0,25l x 4.000l = 400.000 ấu trùng.

Việc kiểm tra ấu trùng cũng được thực hiện thường xuyên như với ấu trùng

Zoea.

Duy trì mức nước trong bể đạt 1,0-1,1m. Mysis có khuynh hướng sống đáy nên cần sục khí mạnh hơn giai đoạn Zoea để ấu trùng lơ lửng trong nước, hạn chế ở đáy bể có nhiều khí độc.

Bể vẫn được che kín trừ những lúc cho ăn và siphon. Trong giai đoạn này, trong bể có thức ăn thừa và chất thải nhiều, vi khuẩn phân hủy làm nước bị ơ nhiễm, có thể siphon và thay nước hàng ngày. Lượng nước thay khoảng 15-20%.

Thực hiện thay nước như sau:

+ Căng lưới lọc trong bể bằng cách mắc vào các dây cước căng trong bể.

+ Cho nước sạch vào ống hút nước. + Bịt 2 đầu ống để nước khơng thốt ra. + Đặt một đầu ống vào giữa lưới lọc.

+ Đặt đầu ống còn lại vào hố ga thoát nước thải. + Mở đồng thời 2 đầu ống để hút nước trong bể ra.

+ Xả

khoảng 15-20% nước trong bể thì ngưng.

+ Cấp từ từ nước biển đã qua xử lý vào bể đến mức nước cũ.

+ Nhiệt độ nước mới và cũ chênh lệch không quá 10C, độ mặn không quá 2‰. Việc thay nước thường xuyên có những bất lợi:

+ Dễ đưa mầm bệnh vào bể ương nếu xử lý nước không triệt để. + Dễ làm mầm bệnh từ bể ương lan truyền ra môi trường xung quanh.

+ Làm môi trường nước trong bể thay đổi, gây sốc cho ấu trùng. Tăng chi phí xử lý nước.

Hiện nay, một số trại giống đưa các chế phẩm sinh học vào bể ương để hạn chế sự phân hủy chất thải tạo khí độc, ổn định mơi trường, hạn chế thay nước bể ương.

Chế phẩm sinh học gồm 2 dạng là men-vi sinh và dạng chiết xuất từ thực vật.

Chế phẩm men-vi sinh gồm hệ vi sinh vật và hệ men. Hệ vi sinh trong chế phẩm men-vi sinh gồm:

- Nitrosomonas sp

Hình 2.3.4. Đặt ống hút nước vào lưới lọc

Hình 2.3.5. Nước thải được đưa vào hố ga

- Nitrobacter sp - Bacillus sp…

Hệ men phân giải chất đạm, chất đường, chất béo như protease, lipase, amylase, cellulase…

Chế phẩm men-vi sinh có tác dụng:

- Phân hủy nhanh chất thải, giảm khí độc H2S, NH3 trong bể, giảm mùi hôi của nước

- Giảm lượng vi khuẩn có hại trong bể, phịng bệnh cho ấu trùng tơm. - Hạn chế sử dụng các hóa chất diệt khuẩn và thuốc kháng sinh. Chế phẩm dạng chiết xuất từ thực vật (phổ biến là cây xương rồng Yucca). Phổ biến có De-Odorase, Mazzal… có tác dụng phân hủy nhanh chất thải, hạn chế tạo thành khí độc ở đáy bể.

Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Yếu tố nhiệt độ nước được kiểm tra thường xuyên (2 lần/ngày).

Giữ nhiệt độ nước ổn định, ít bị biến đổi theo nhiệt độ môi trường xung quanh bằng cách duy trì mức nước trong bể cao 1,0-1,1m.

Giai đoạn Mysis kéo dài 4-5 ngày.Từ khi trứng nở, sau khoảng 10-12 ngày,

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w