Thu hoạch, vận chuyển

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 70 - 74)

- Cho hỗn hợp này vào bình giàu hóa đã có ấu trùng, duy trì các điều kiện độ mặn,

5.1.Thu hoạch, vận chuyển

5. Đánh giá kết quả nuô

5.1.Thu hoạch, vận chuyển

Thu tôm

- Rút nước bể ương: Trước khi rút nước để thu ấu trùng tôm, cần đo nhiệt độ bể ương để xác định nhiệt độ tương đương trong thau, ca, bao chứa tôm, tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều. Rút nước là công việc làm hạ thấp mức nước trong bể ương còn khoảng 40 – 50cm nước để dễ dàng trong việc vớt tôm giống.

- Chuẩn bị dụng cụ: Thau, xô, bát, muỗng, vợt, bao chứa tôm, tôm giống, nước biển sạch

- Vớt tôm giống : Dùng vợt vớt tơm giống vào thau, xơ 30-50l có sục khí. Khi tơm trong bể cịn ít, mở van ở đáy bể cho tôm theo nước vào một vợt lớn đặt trong thau. Chuyển tôm trong vợt vào thau, xô chứa.

- Đếm số lượng tôm giống

+ Phương pháp so sánh mật độ (so màu): Là phương pháp đếm lượng tơm giống trong một chén mẫu sau đó dùng chén mẫu đó để so sánh số lượng tơm (mật độ) với các chén tôm khác tương tự bằng cách so màu mà khơng cần phải đếm nữa. Phương pháp này có ưu điểm tiện lợi, nhanh tuy nhiên sai số khá lớn vì tơm lẫn nước khó so sánh và tùy thuộc nhiều vào độ chính xác của mắt người quan sát, Các bước thực hiện như sau:

• Bước 1: Dùng vợt vớt tơm từ thau, xơ chứa.

• Bước 2: Dùng muỗng múc và đếm lượng tôm giống vào chén mẫu chứa 100- 200ml nước biển có cùng độ mặn với nước trong bể ương.

• Bước 3: Vớt một lượng tơm từ thau, xô chứa vào các chén khác cũng chứa lượng nước bằng với chén tôm mẫu sao cho lượng tôm tương đương.

• Bước 4: So sánh và điều chỉnh mật độ (so màu) tôm của từng chén bằng cách thêm hoặc bớt tôm trong chén ra cho đến khi tương đương với mật độ (màu) của chén tôm mẫu. Số lượng tơm trong các chén chính bằng số lượng tơm trong chén tơm mẫu.

• Bước 5: Tính số lượng tơm giống. Số lượng tôm giống = Số lượng tôm trong 01 chén mẫu x số chén tôm.

+ Phương pháp đong: Là phương pháp đong tơm giống bằng muỗng sau đó đếm lượng tơm giống trong muỗng đó rồi dùng số lượng tơm đó làm chuẩn để đong các muỗng tôm khác khác tương tự và lấy số lượng tôm giống trong muỗng tôm chuẩn mà khơng cần phải đếm nữa. Phương pháp này có ưu điểm tiện lợi, nhanh, ít sai số hơn tuy nhiên tơm ở trên cạn lâu dễ bị xây sát, yếu. Các bước thực hiện như sau:

• Bước 1: Vớt tơm từ trong thau hoặc xơ chứa vào vợt • Bước 2: Dùng muỗng đong múc tơm giống trong vợt • Bước 3: Chuẩn bị sẵn một thau chứa sẵn nước sạch • Bước 4: Cho muỗng tơm vào thau

• Bước 5: Dùng vợt vớt tơm trong thau đếm từ từ số tơm có trong thau

• Bước 6: Lấy số lượng tơm vừa đếm làm chuẩn để đong các muỗng tơm khác • Bước 7: Tính số lượng tơm giống. Số lượng tơm giống = số tôm đếm trong một

muỗng x số muỗng.

Sau khi đếm mẫu tơm xong thì tiến hành đóng tơm vào bao chứa.

Đóng bao tơm

Tơm giống sau khi ra khỏi bể ương được đếm, đong vào chén, ca như trên phải được nhanh chóng cho vào bao chứa.

- Chuẩn bị bao chứa tôm: Lồng hai bao PE dày cỡ 65 x 45cm vào nhau, bên ngoài lồng bao chỉ 80 x 45cm (nếu bảo vệ bao tôm trong các thùng carton tráng parafin hoặc thùng cách nhiệt thì khơng cần dùng bao chỉ). Cho 6-8 lít nước biển có cùng độ mặn với nước trong bể ương (hoặc dùng nước trong bể ương đã được lắng chất lơ lửng) vào bao. Nước trong bao vận chuyển tơm phải là nước sạch và mới, có cùng độ mặn và pH với nước bể ương. Không nên dùng nước trong bể giống để đóng bao tơm vì có nhiều chất thải và động vật nguyên sinh gây bệnh cho tôm. Mật độ tôm trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển như trong bảng sau:

Bảng 1: Thời gian và mật độ vận chuyển tôm

Tôm sú (con) Tôm thẻ chân trắng (con) Dưới 10 giờ 10 – 14 giờ 15 – 20 giờ 21 – 24 giờ 10.000 8.000 7.000 6.000 10.000 7.000 6.000 5.000

(Nguồn: Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 95 – 1994) - Xác định số chén, muỗng tôm đếm ở trên cho vào mỗi bao phù hợp với mật độ. - Cho vào từng bao đã chứa sẵn 6-8 lít nước số chén, muỗng tơm đã tính để có số lượng tơm trong bao theo mật độ xác định

Ví dụ: Mỗi chén hoặc muỗng tơm đếm được 500 con thì dựa vào bảng 1 ta có mỗi bao (nếu vận chuyển dưới 10 giờ) sẽ cho số muỗng hoặc chén là:

10.000 con : 500 con/muỗng = 20 muỗng Hoặc: 10.000 con : 500 con/chén = 20 chén

Vậy mỗi bao đã chứa sẵn 6-8 lít nước sẽ múc khoảng 20 muỗng hoặc 20 chén tôm

- Bơm oxy vào bao chứa:

+ Bước 1. Cho dây bơm oxy vào bao. Không đưa đầu dây vào tận đáy bao vì khi bơm oxy có thể làm xay sát tơm giống.

+ Bước 2. Túm miệng bao, ép bao xuống để đẩy hết khơng khí trong bao ra ngoài + Bước 3. Nắm chặt miệng bao, mở van cho oxy vào từ từ cho đến khi bao thật căng thì khóa van bơm, rút dây bơm oxy ra.

+ Bước 4. Xoắn chặt miệng bao, buộc miệng bao lại bằng dây thun.

Vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôm giống thường được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng như thuyền, ghe, xe thường, xe lạnh…các phương tiện này phải được thiết kế phẳng, ít ngóc ngách, dễ làm vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng. Có rất nhiều phương tiện vận chuyển tơm tùy thuộc vào đoạn đường và thời gian vận chuyển mà lựa chọn phương tiện vận chuyển cho phù hợp.

Trước khi vận chuyển nên thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230C (từ 27C - 280C giảm xuống 250C – 260C và sau đó giảm xuống cịn 230C - 240C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút.)

Nếu vận chuyển bằng xe tải, tàu thủy thì xếp các bao hoặc các thùng chứa lên sàn xe, hầm tàu đã lót một lớp nước đá hoặc đặt túi đá vào giữa các bao. Các bao phải xếp chặt vào nhau để tránh dịch chuyển, va chạm khi di chuyển. Không được xếp chồng lên nhau. Nếu xếp nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng không thấp hơn 50cm. Thời gian vận chuyển không quá 10 giờ. Vận chuyển tôm giống bằng xe tải, xe lạnh được thực hiện khi giao thơng đường bộ thuận tiện (khơng dằn xóc), đoạn đường tương đối xa (không nên quá 300km).

Vận chuyển bằng máy bay thì tơm giống được đóng bao, cho vào các thùng xốp hoặc thùng carton, trong thùng đặt 2 – 4 túi nước đá, mỗi túi chứa 2kg nước đá xay nhỏ. Các túi tôm đặt cùng chiều và sát chặt nhau để chống xơ đẩy, dán keo kín nắp thùng. Nắp thùng có nhãn ghi rõ “Tơm giống”.

Nếu vận chuyển bằng xe máy, xe thồ hay các phương tiện thơ sơ khác thì thời gian vận chuyển khơng q hai giờ, số lượng giống ít và phải che nắng bao tôm.

Nên vận chuyển tôm vào lúc sáng sớm hay chiều tối nhằm tránh nhiệt độ cao. Cũng có thể vận chuyển tôm vào ban đêm để đến ao nuôi vào sáng sớm thì thả tơm theo yêu cầu khách hàng (người nuôi). Tránh vận chuyển cũng như thu tôm, thả tôm giống khi trời nắng, nhiệt độ cao.

- Các lưu ý khi vận chuyển:

+ Duy trì nhiệt độ mơi trường trong bao là 22 - 240C có tác dụng làm tơm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy, khơng ăn thịt lẫn nhau do vậy giảm được sự hao hụt trong q trình vận chuyển bằng cách:

• Vận chuyển tơm bằng xe lạnh để chủ động điều chỉnh nhiệt độ trong xe.

• Đặt túi chứa tơm giống vào các thùng xốp và cho vào thùng các bọc nước đá nhỏ, xen kẽ giữa các bao tơm.

• Che nắng bao tôm khi vận chuyển bằng xe máy, xe thồ hay các phương tiện thơ sơ khác.

• Khi vận chuyển tôm bằng ghe, xe tải, lát sàn bằng 1 lớp nước đá cây, đặt túi đá vào giữa các bao.

• Sau 6 đến 8 giờ vận chuyển, thực hiện chế độ đảo túi bằng cách đưa các túi nằm ở khu vực 2 bên thành xe vào khu vực giữa xe và các túi khu vực giữa xe ra 2 bên thành xe. Có như vậy các túi 2 bên thành xe mới không bị nhiệt độ cao do ánh nắng chiếu vào thành xe và các túi khu vực giữa xe không bị nhiệt độ xuống quá thấp do nước đá.

+ Nếu thời gian vận chuyển trên 5 giờ, phải cho thêm Artemia mới nở vào bao, để làm thức ăn cho tôm, hạn chế hao hụt do tôm ăn nhau.

+ Các túi tôm đặt cùng chiều và xếp chặt vào nhau để tránh dịch chuyển, va chạm khi vận chuyển. Không được xếp chồng lên nhau. Nếu xếp nhiều tầng, khoảng cách giữa các tầng không thấp hơn 50cm.

+ Thời gian vận chuyển không quá 10 giờ. Thường xuyên kiểm tra bao, thùng chứa tôm. Bơm lại oxy nếu bao bị mềm hay phải thay bao khác nếu bị rò nước. Nếu thời gian vận chuyển hơn 12 giờ, phải thay nước, oxy…

- Các lỗi thường gặp khi vận chuyển + Tôm chết do không đủ oxy.

+ Vận chuyển thường vượt quá thời gian quy định, dùng phương pháp chưa phù hợp, khơng đảm bảo nhiệt độ trong q trình vận chuyển.

+ Xác định mật độ có sai số lớn ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm khi vận chuyển. + Chọn nguồn nước cho vào bao để vận chuyển tôm giống không đảm bảo.

+ Bao vận chuyển khơng kín, oxy bị xì khi vận chuyển. + Lựa chọn sai thời điểm vận chuyển.

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 70 - 74)