Kiểm tra các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 67 - 68)

- Cho hỗn hợp này vào bình giàu hóa đã có ấu trùng, duy trì các điều kiện độ mặn,

4.1.Kiểm tra các yếu tố môi trường

Các yếu tố mơi trường cần theo dõi thường xun trong q trình ương là: Nhiệt độ, NH3, H2S, Oxy, pH, độ kiềm, độ mặn, hệ thống sục khí…..sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến q trình ương thể hiện rõ rệt thơng qua chất lượng nước ương và tỷ lệ sống của ấu trùng.

- Nhiệt độ: nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến q trình trao đổi chất của sinh vật nói chung, với tơm sú sự ảnh hưởng này càng thể hiện rõ rệt. Khi nhiệt độ mơi trường cao (trong khoảng thích hợp) thì ấu trùng tơm sú mau chuyển giai đoạn → thức ăn ít dư thừa → nguồn nước ương chậm suy giảm chất lượng → ít tốn nước thay → ấu trùng ít bị sốc → thời gian ương rút ngắn → ít xảy ra bệnh…. Và ngược lại. Yếu tố nhiệt độ phải kiểm tra thường xuyên từ 2 lần/ngày trở lên.

- NH3, H2S: Khí độc NH3 và H2S sinh ra trong bể ương tôm sú do sự phân hủy các chất thải của tôm, vỏ lột, thức ăn dư thừa..v..v..v.. ảnh hưởng của các loại khí độc này đến ấu trùng tôm gián tiếp thông qua cơ chế làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, làm ấu trùng tôm yếu, mất sức đề kháng dễ bị mầm bệnh tấn công. Với hàm lượng tồn tại trong bể ương cao sẽ gây chết trực tiếp đối với ấu trùng. Khí độc được kiểm tra hàng ngày.

- Oxy: Oxy trong bể ương ngồi tác dụng cung cấp cho ấu trùng hơ hấp cịn cung cấp cho q trình phân hủy hiếu khí của vi khuẩn có lợi, làm sạch đáy bể ương. Theo dõi hàm lượng oxy thơng qua hệ thống sục khí hàng ngày.

- pH, độ kiềm: hai yếu tố này ít biến động trong q trình ương, được kiểm tra kỹ trong quá trình xử lý nước.

- Độ mặn: độ mặn ổn định trong quá trình ương, được kiểm tra trong quá trình xử lý nước. Ở giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarva) do nhu cầu cần hạ độ mặn (thuần hóa) để ấu trùng thích nghi với mơi trường mới, nên kiểm tra độ mặn trong quá trình cấp nước tránh gây sốc cho tôm khi độ mặn hạ đột ngột.

- Hệ thống sục khí: bao gồm hệ thống ống dẫn khí và đá bọt, là nguồn cung cấp oxy chủ yếu trong bể ương ấu trùng tôm. Thường xuyên kiểm tra dây dẫn khí có bị rị rỉ do cơn trùng, chuột cắn bể ống hoặc tác động của các dụng cụ khác chèn ép làm tắc ống. Kiểm tra đá bọt có thể bị vật chất lơ lửng trong bể bám vào làm bít các lỗ trên đá bọt.

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 67 - 68)